Chào mừng ngày Hiến chương nhà giáo 20-11
Mỗi năm 1 ngày, chúng ta lại cùng hướng về những con người ngày đêm trăn trở cho nghiệp trồng người.
20-11 năm nay quả thật là 1 ngày kỷ niệm rất đặc biệt với những nhà giáo ở Việt Nam. Dịch bệnh Covid-19 khiến hầu hết học sinh không thể tới trường, năm học mới bắt đầu qua những chiếc màn hình máy tính.
Nhiều nhà giáo đã chia sẻ rằng: “Thật khó để quên được một năm học kỳ lạ như thế, cả nước đã cùng nhau khai giảng khi dưới sân trường không 1 bóng học sinh”
Tuy nhiên, dù có nhiều khó khăn, bất cập, thầy và trò trên cả nước vẫn đồng lòng cùng nhau học tập và rèn luyện đầy đủ bằng hình thức trực tuyến. VietED cũng đã có những cố gắng để hỗ trợ nhiều khách hàng là thầy, cô giáo có thể thực hiện giảng dạy và đào tạo trực tuyến một cách dễ dàng nhất qua phần mềm đào tạo LotusLMS.
Nhân dịp kỷ niệm ngày hiến chương các nhà giáo 20-11, VietED xin được gửi lời chúc sức khoẻ tới tất cả thầy cô giáo, mong các thầy cô vẫn luôn vững bước trên con đường trồng người đầy gian nan mà vô cùng cao quý.
Hy vọng một ngày kia, khi dịch bệnh được đẩy lùi, học sinh, sinh viên sẽ được quay trở lại trường và gửi đến thầy cô những đoá hoa đỏ thắm tình thầy trò.
CHÀO MỪNG NGÀY HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO VIỆT NAM!
Này VietEder, mình hẹn nhau tháng 7 nhé!
Tháng 7,
Luôn là một tháng thật đặc biệt với các thành viên của VietED.
Vào một ngày nắng nóng đầu tháng 7 năm 2013, VietED ra đời.
Từ ngày đó, VietED đã mang theo biết bao ước mơ và hoài bão của những trái tim đầy nhiệt huyết với mong muốn Nâng tầm tri thức người Việt.
Tháng 7 năm 2021, mặc dù đã phải trải qua giai đoạn vất vả khó khăn bởi dịch bệnh hoành hành, mỗi thành viên VietED chắc hẳn vẫn vô cùng hào hứng chờ mong tới ngày kỷ niệm đặc biệt ấy.
Và hôm nay, xin được gửi tới các thành viên của VietED, lời mời tham dự chương trình kỷ niệm 8 năm thành lập công ty: “VietED 8th Anniversary”
Thông tin chi tiết chương trình:
Thời gian: 15h ngày 2/7/2021
Địa điểm: Văn phòng VietED, Tầng 11, toà nhà Sudico Sông Đà,
Mễ Trì, Hà Nội
Lưu ý:
Dresscode: Trắng và đen, bạn hãy “hy sinh” bộ cánh thường ngày và khoác lên mình những bộ trang phục đồng màu với các thành viên khác.
Chắc chắn rằng chúng ta sẽ có những bức hình thật đẹp để khoe Facebook đấy.
Hãy có mặt, và cùng thưởng thức bữa tiệc đầm ấm tràn ngập tiếng cười bạn nhé!
Top 4 ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển vượt bậc nhờ ứng dụng e-learning
Các tiến bộ công nghệ ra đời đẩy nhanh cách mọi người tìm hiểu và xử lý thông tin. Trong đó, e-learning trở thành xu hướng mỗi khi chúng ta nhắc đến giáo dục và đào tạo. Với e-learning, thời gian và chi phí được phân bổ cực hiệu quả trong khi các trải nghiệm học tập gần như thoả mãn được đông đảo người dùng. Đó cũng chính là lí do vì sao, hàng nghìn doanh nghiệp đã sử dụng e-learning làm phương pháp đào tạo chính của mình. Theo Forbes và công ty phân tích tài chính SageWorks, các khối ngành công nghiệp, dịch vụ ứng dụng e-learning vào công tác đào tạo nhân sự phát triển theo cấp số nhân trong những năm qua.
Tại bài viết này, VietED giới thiệu tới bạn 4 ngành công nghiệp, dịch vụ đã phát triển hàng đầu tại Mỹ nhờ ứng dụng e-learning vào đào tạo theo tổng hợp của Cục Thống kê lao động Hoa kỳ, Bloomberg và công ty nghiên cứu thị trường IBIS World Hoa Kỳ.
1. Y tế
Y tế luôn là ngành mũi nhọn không chỉ ở Mỹ mà còn ở tất cả các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Yêu cầu đảm bảo về mặt chuyên môn luôn là thách thức không nhỏ với các bác sĩ, y tá, nhà vật lý trị liệu cũng như các nhân viên chăm sóc sức khoẻ tại quốc gia này.
Theo dự đoán của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các công việc trong ngành y tế sẽ tăng 38% vào năm 2024. Trong khi đó, báo cáo Nhân sự Quốc gia Hoa Kỳ lại chỉ ra rằng, tỉ lệ thay thế nhân viên ở ngành này cũng khá cao, chạm mức 17.8% năm 2019. Tức cứ có 100 người tham gia vào ngành thì lại có ~18 người rời ngành y tế. Áp lực đào tạo nhân sự đáp ứng được chuyên môn càng nặng nề trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu được thực hiện bởi NEJM Catalysts, 96% chuyên gia chăm sóc sức khoẻ đồng ý rằng kiệt sức ở nhân viên là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà ngành y tế đang phải đối mặt. Làm việc quá sức, áp lực từ người bệnh, người nhà bệnh nhân, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống,… là những nguyên nhân chính mà dẫn đến tình trạng này. Đào tạo tập trung sẽ chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Vì vậy, ứng dụng e-learning vào đào tạo phần nào giúp ngành y tế giảm thiểu các áp lực này.
Các bài học ngắn cho phép đội ngũ chuyên gia cùng các bác sỹ, y tá có thể cập nhật thông tin kiến thức thường xuyên mà không can thiệp quá nhiều vào lịch trình vốn đã eo hẹp của họ. Bài học được thể hiện dưới nhiều định dạng khác nhau, phù hợp với từng công việc có những yêu cầu đặc thù riêng. Mọi kiến thức y khoa liên quan đến bệnh tật, thuốc thang, phương pháp điều trị hay công nghệ sử dụng luôn được cập nhật mỗi ngày.
2. Bán lẻ và thương mại điện tử
Theo báo cáo của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF), doanh số bán lẻ năm 2017 đã tăng trung bình 3,8%. Bán lẻ qua sàn thương mại điện tử năm 2018 tăng 12%. Sự phát triển của ngành bán lẻ cũng đồng nghĩa với việc, họ cần bổ sung hàng loạt vị trí từ quản lý đến nhân viên ở cả lĩnh vực bán hàng trực tuyến hay tại quầy.
Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ gặp phải chính là làm sao để có thể đào tạo chuyên môn cũng như phát triển kỹ năng của đội ngũ nhân sự này. Bởi ngoài quảng cáo, các nhà bán lẻ thừa hiểu rằng, kiến thức về sản phẩm và cách họ chăm sóc khách hàng mới là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh trên thị trường.
E-learning chính là công cụ giúp họ thực hiện điều đó. Nhờ e-learning, thời gian đào tạo giảm tới 40% từ hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho đến phổ biến các nội quy, quy trình, thao tác làm việc hay nhận biết sản phẩm mới. Hiệu quả tăng gấp đôi do tốc độ đào tạo nhanh, nhân viên sớm làm được việc, nâng cao trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm.
Các chuyên gia bán lẻ thừa nhận, e-learning chính là vũ khí giúp các họ xây dựng đội ngũ bán hàng thành công, vượt lên các đối thủ khác.
3. Giáo dục
Ngành giáo dục đã có sự thay đổi đáng kể từ khi áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Ngoại trừ cấp 1 đến cấp 3; từ bậc Cao đẳng, Đại học trở lên, người học đã không còn bị bắt buộc phải lên lớp đến trường. Các hình thức học trực tuyến qua trang thương mại điện tử, webinar, mạng xã hội chia sẻ,… đã dần thay đổi hành vi học và dạy của cả học viên và giảng viên.
Thay vì đầu tư vào hạ tầng đất đai, nhiều cơ sở giáo dục đã bắt đầu quan tâm hơn đến các hệ thống e-learning, quản lý đào tạo cũng như các phần mềm soạn giảng.
Đọc thêm về: Hệ thống LMS mang lại lợi ích gì cho những người tham gia đào tạo?
Ngành giáo dục dự kiến sẽ tăng trưởng 7.2% trong 5 năm tới đây. Nhờ e-learning, giáo dục trở thành ngành dịch vụ năng động hơn. Doanh thu của khu vực dịch vụ giáo dục dựa trên trên e-learning dự kiến đạt 325 tỉ USD vào năm 2025.
4. Xây dựng
Tại Mỹ, xây dựng là một trong những ngành phát triển nhanh nhất nhờ ứng dụng e-learning.
Tính chất phức tạp của ngành đã tăng lên nhiều do những thay đổi cấu trúc thiết kế, quy định của Chính phủ, quy chuẩn xây dựng quốc gia chưa kể đến yếu tố môi trường, thổ nhưỡng. Những thay đổi này buộc các nhà thầu, kiến trúc sư và đội thợ xây lắp luôn phải cập nhật hàng ngày.
Bên cạnh đó, yếu tố để một doanh nghiệp xây dựng có thể cạnh tranh với các đối thủ khác đó chính là hoàn thành tiến độ công trình. Bạn không thể chờ xây xong một căn nhà này mới có thể tiến hành xây căn nhà tiếp theo. Nó chỉ đúng khi bạn là đội xây lắp công trình nhỏ. Khi bạn là doanh nghiệp lớn, bạn phải xây hàng chục, hàng trăm công trình trên khắp đất nước với tiến độ nhanh nhất mà vẫn đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn kể trên.
Cái các doanh nghiệp xây dựng cần chính là một công cụ đào tạo có thể giúp họ truyền tải được lượng kiến thức phức tạp thay đổi hàng ngày trong thời gian ngắn nhất.
Lúc này, e-learning trở thành công cụ tuyệt vời, giải quyết sự bế tắc ấy. Tận dụng khoảng thời gian ít ỏi, đội ngũ kỹ sư cũng như thợ xây dựng có thể dễ dàng tiếp cận các bài giảng trực tuyến ngắn mà không phải tham gia đào tạo tập trung. Với những nội dung cần phải được làm mẫu, họ hoàn toàn có thể học qua video mô phỏng 3D hay các chương trình thực tế ảo. Và quan trọng hơn cả, khi có những thông tin thay đổi, chỉ cần cập nhật với 1 cú click chuột, tất cả các đội thợ trên cả nước đều có thể nắm được. Và đó chính là lí do vì sao, xây dựng lại là ngành được hưởng lợi từ e-learning nhiều đến thế.
Trên đây là top 4 ngành công nghiệp, dịch vụ có sự phát triển mạnh mẽ nhất nhờ ứng dụng e-learning. Điểm chung của những ngành này đều là nhu cầu triển khai đào tạo đồng thời trên một quy mô lớn trong khoảng thời gian tối ưu nhất có thể. Nó không chỉ đúng với 4 ngành kể trên mà nó còn đúng cho nhiều ngành khác như tài chính, kỹ thuật,… nơi có áp lực đào tạo lớn. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng thuộc các ngành trên, sao không thử cân nhắc triển khai e-learning để thấy sự khác biệt?
5 xu hướng e-learning định hình năm 2021
Mặc dù đã có sự chuyển đổi hình thức đào tạo từ truyền thống sang trực tuyến từ hai thập kỷ nay, nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận, càng ngày, các giải pháp công nghệ trong đào tạo càng mới mẻ và gặt hái được nhiều thành tựu lớn.
Với e-learning, việc đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn, giảm bớt mọi trở ngại đào tạo khác.
Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng một hệ thống LMS vào quản lý đào tạo, không có nghĩa bạn sẽ đi trước đón đầu thời đại. Mà bạn và doanh nghiệp cần nắm được các xu hướng e-learning hiện nay, để có thể cải tiến chiến lược đào tạo đạt được kết quả tốt hơn năm vừa rồi.
Trong bài viết này, VietED đề cập tới 5 xu hướng e-learning sẽ diễn ra khá mạnh mẽ trong năm 2021. Hi vọng, bạn sẽ có thêm những ý tưởng hay ho áp dụng vào chiến lược đào tạo của doanh nghiệp mình.
1. Học trên thiết bị di động
Các thiết bị di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới. Năm 2020, dân số thế giới là 7,75 tỉ người, trong khi đó, có hơn 5,19 tỷ người sử dụng điện thoại di động, tương đương với 67% theo báo cáo năm 2020 của We Are Social. Con số này được dự đoán sẽ đạt 7,1 tỷ người dùng vào năm 2021.
Khi số người dùng di động tăng lên, điều này cũng có nghĩa, các hoạt động trên di động cũng được yêu thích hơn, bao gồm cả việc học trên thiết bị di động.
99% người học cho rằng, học trên thiết bị di động nâng cao trải nghiệm của họ (eLogic Learning, 2017). Ngoài ra, 67% người dùng tiếp cận việc học thông qua thiết bị di động. Chính vì thế, doanh nghiệp nên cho việc học trên di động trở thành một phần trong chiến lược đào tạo của mình.
Học trên thiết bị di động được ưa chuộng bởi cực nhiều lợi ích mà hình thức học này mang lại. Bạn có thể học bất cứ khi nào và ở đâu, chỉ cần có kết nối mạng. Ngày nay, nhiều hệ thống LMS phát triển thêm tính năng học ngoại tuyến, tức là khi không có mạng, bạn vẫn có thể học như bình thường. Hệ thống sẽ ghi nhận lại tiến độ học ngay lập tức khi có kết nối mạng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tin rằng, việc học trên di động sẽ còn tiếp tục phát triển cực thịnh vào những năm tiếp theo đây bởi khả năng tiếp cận cũng như tính linh hoạt của hình thức này. Bởi vậy, việc quan trọng cần làm bây giờ của các doanh nghiệp nên là tối ưu trải nghiệm và thiết kế nội dung bài học phù hợp với người dùng di động. Bởi sẽ sớm thôi, người học trên thiết bị di động sẽ chiếm áp đảo so với máy tính bàn.
2. Microlearning
Theo thống kê từ eLogic Learning năm 2017, trung bình 1 nhân viên dành 1% trong quỹ thời gian làm việc cho việc phát triển chuyên môn. Điều đó có nghĩa, nếu 1 nhân viên làm việc 40 tiếng/tuần, họ sẽ dành 24 phút cho việc học. Vì vậy, để một nhân viên vừa làm việc tốt, lại vừa có thể học một nội dung chuyên sâu trong một thời gian dài là điều bất khả thi. Đây chính là lúc microlearning phát huy tác dụng.
Bởi đây là hình thức bài giảng ngắn, thường kéo dài khoảng 2-7 phút, chứa một lượng kiến thức vừa phải giúp người học có thể hiểu và đạt được mục tiêu học cụ thể. Bằng cách này, với khoảng thời gian ít ỏi, người học vẫn có thể thu nhận được một lượng kiến thức nhất định.
Hiện nay, theo nghiên cứu, có hai hạn chế lớn nhất trong việc duy trì việc học của nhân sự là thời gian tham gia và thời gian tập trung học. Càng ngày, thời gian tập trung của người trưởng thành càng giảm do chúng ta bị quá nhiều thứ khác gây mất chú ý.
Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi microlearning vẫn là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm nay. Bởi hiệu quả của hình thức bài giảng này mang lại cũng như sự tiện lợi vì dung lượng nhỏ, có thể lưu trữ kể cả trên di động mà không cần phải qua một hệ thống LMS nào cả.
3. Gamification
Gamification trong e-learning là hình thức sử dụng cơ chế trò chơi để thúc đẩy sự tương tác cũng như tăng tỉ lệ giữ chân người học.
Không có dữ liệu nào cho biết chính xác gamification sẽ diễn ra như thế nào vào những năm sau. Nhưng, theo số liệu thống kê mới nhất từ Metaari năm 2020, doanh thu từ gamification trong đào tạo sẽ tăng lên 28.8 tỷ đô la vào năm 2025 – 1 con số khổng lồ đầy hấp dẫn.
Gamification cho phép các doanh nghiệp cũng như cơ sở giáo dục tạo ra những động lực vô hình thúc đẩy việc học tập của nhân viên. Học như chơi, chơi như học.
VÍ dụ: 1 khoá học trực tuyến có thể được thiết kế theo hướng tặng điểm hoặc huy hiệu cho người học dựa trên các bài học mà họ hoàn thành. Kết thúc khoá học, hệ thống sẽ có bảng xếp hạng người học dựa trên số điểm mà họ có.
Với các khoá học có nội dung phức tạp, doanh nghiệp nên linh động xây dựng theo hướng game hoá. Khi đó, người học sẽ cảm giác hoàn thành 1 khoá học chỉ như chơi một trò chơi đầy thử thách. Đây là cách khá hay để tăng mức độ hấp dẫn của bài học cũng như giữ chân người học.
4. Big data trong đào tạo
Ngày nay, mọi khái niệm về nơi làm việc đang dần thay đổi kể cả từ phương thức làm việc, hành vi cho đến thói quen học tập của nhân sự.
Và không để lãng phí bất cứ số liệu nào, big data ra đời. Big data khai thác sức mạnh của dữ liệu được thu thập bởi các hệ thống (LMS, mạng xã hội,…) mà bạn đang tham gia hàng ngày.
Ví dụ, khi bạn đang tham gia một module đào tạo, dữ liệu có thể là tiến trình của người học, kết quả kiểm tra, tỷ lệ hoàn thành khoá học, hiệu quả đào tạo trực tuyến hoặc bất cứ dữ liệu nào khác có liên quan đến đào tạo.
Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu này, các tổ chức có thể điều chỉnh việc đào tạo phù hợp với nhu cầu riêng của người học. Ví dụ, từ việc theo dõi các hoạt động của người học trong quá trình đào tạo như những lỗi sai hay những khó khăn thường gặp phải,… Hệ thống có thể cung cấp thông tin chi tiết cho phép bạn điều chỉnh chiến lược đào tạo để phù hợp hơn với người học.
Bên cạnh đó, nhờ big data, bạn cũng có thể dễ dàng dự đoán chiến lược nào sẽ phù hợp với 1 nhóm cụ thể trong quá trình đào tạo.
5. Học qua video
Trong vài năm trở lại đây, video ngày càng bùng nổ và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của các nền tảng chia sẻ video.
Minh chứng cho điều này, Youtube đã thống kê, trong năm 2020, người dùng youtube xem hơn 2 tỉ giờ video mỗi ngày. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Wyzowl năm 2021, 69% người tiêu dùng thích xem video hơn bất kỳ hình thức nội dung nào khác.
Các chuyên gia L&D tin chắc rằng, video trong những năm tới vẫn là một chân trời rộng mở của đào tạo. Bởi thứ nhất, video hấp dẫn về mặt hình ảnh và tương tác. Từ đó, video giữ chân người học lâu hơn so với các hình thức khác. Thứ 2, truyền tải nội dung qua video vẫn luôn hấp dẫn và dễ đi vào lòng người. Cùng sự phát triển của microlearning cũng như học trên thiết bị di động, chắc chắn, video vẫn là định dạng học được ưa chuộng trong những năm tới đây.
Trên đây là 5 xu hướng e-learning được xác định là sẽ phát triển mạnh hơn trong năm 2021. Sự tiện lợi, linh hoạt và rất nhiều ưu điểm khác khiến cho e-learning sẽ tiếp tục là lựa chọn học tập trong tương lai, nhất là trong kỷ nguyên số hóa.
LotusLMS là phần mềm quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến của VietED được nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng sử dụng có thể kể đến như: Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,… vì các tính năng linh động theo sát với các xu hướng E-learning hiện nay.
Bên cạnh chất lượng phần mềm, LotusLMS có các gói dịch vụ hợp lý phù hợp với nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Phần mềm được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia người Việt, tự tin mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng doanh nghiệp Việt. Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm LotusLMS miễn phí ngay tại đây.
Top 10 phần mềm LMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp năm 2021
Nếu bạn vẫn đang vật lộn với việc quản lý tiến trình, báo cáo đào tạo; đau đầu vì lên lịch các khoá học trong công ty, một hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS) chắc chắn là giải pháp hoàn hảo ngay lúc này.
Vận hành tự động, cung cấp báo cáo chi tiết, rút ngắn thời gian triển khai và còn hơn thế nữa,… là tất cả những gì một hệ thống LMS có thể mang lại cho bạn.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều đơn vị cung cấp nền tảng LMS với những thế mạnh riêng. Tuỳ theo nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một nền tảng phù hợp với mình.
Trong bài viết này, VietED gửi đến bạn danh sách 10 hệ thống LMS tốt nhất dành cho doanh nghiệp – được đông đảo sự tín nhiệm từ phía nhà quản lý và người học. Hi vọng bài viết có thể đưa thêm gợi ý để bạn lựa chọn được LMS tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
1. MindFlash
MindFlash là một giải pháp quản lý đào tạo dành cho phân khúc cao cấp gồm các doanh nghiệp và tổ chức lớn. Hệ thống này được biết đến là một nền tảng đơn giản, giải quyết các vấn tiên quyết của doanh nghiệp khi phải làm việc từ xa.
a. Mức giá
Gồm 3 gói giá: Tiêu chuẩn, Cao cấp và Doanh nghiệp. Chi phí khởi điểm từ $3.500/năm.
b. Tính năng nổi bật
- Cho phép doanh nghiệp sáng tạo nội dung bằng cách tạo nội dung bài giảng mới hoặc tải lên bài giảng hiện có.
- Phân tích kinh doanh
- Quản lý chương trình
- Cho phép lên lịch demo trực tuyến để nói chuyện và tư vấn chia sẻ với chuyên gia MindFlash
c. Nhược điểm
Hạn chế về các số liệu báo cáo
2. SkyPrep
SkyPrep là hệ thống quản lý đào tạo từng đoạt giải thưởng quốc tế và được các chuyên gia L&D bình chọn về sự dễ dùng cũng như hỗ trợ khách hàng xuất sắc.
SkyPrep cho phép bạn dễ dàng tạo bài giảng trực tuyến đơn giản cũng như xem báo cáo đào tạo. Nâng cao trải nghiệm học tập bằng tính năng game hoá.
a. Mức giá
$199 – $499/ tháng. Cho phép dùng thử miễn phí trong 14 ngày.
b. Tính năng nổi bật
- Cho phép tạo khoá học và nội dung đào tạo không giới hạn.
- Phân phối khoá học và cung cấp khả năng tuỳ chỉnh khoá học theo yêu cầu của khách hàng.
- Theo dõi và phân tích sự tiến bộ của người học.
- Cho phép tối ưu màu sắc, logo theo bộ nhận diện của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
c. Nhược điểm
Có cung cấp công cụ soạn thảo nội dung bài giảng nhưng còn nhiều hạn chế.
3. ProProfs LMS
ProProfs được biết đến là nền tảng LMS dựa trên dám mây dễ dùng nhất trên thế giới phù hợp cho mọi doanh nghiệp cũng như các cơ sở giáo dục từ quy mô nhỏ đến lớn.
a. Tính năng nổi bật
- Thư viện bài giảng cao cấp với hơn 100 khoá học và mẫu nội dung. Các tài liệu này có thể dễ dàng tuỳ chỉnh theo nhận diện của từng doanh nghiệp.
- Chức năng lớp học ảo linh hoạt, bảo mật cho phép bạn dễ dàng quản lý theo nhóm người học và quản trị viên, nộp bài tập cũng như ghi lại hoạt động học tập của các thành viên.
- Có cộng đồng Q&A dễ dàng trao đổi nội dung cũng như chia sẻ kiến thức.
- Các câu hỏi bài tập đánh giá được thiết kế đẹp mắt, thu hút sự tương tác của người học.
- Trang bị chức năng báo cáo và phân tích giúp nhà quản lý đo lường được tỉ lệ tham gia và hoàn thành khoá học cũng như những khoảng trống kỹ năng của nhân viên.
b. Nhược điểm
Chỉ có gói cao cấp của ProProfs mới trang bị đầy đủ tính năng kể trên.
4. LotusLMS
LotusLMS là nền tảng quản lý đào tạo ra đời từ năm 2013, được thiết kế chủ yếu phù hợp với doanh nghiệp quy mô lớn bởi các tính năng linh hoạt, cho phép kết hợp nhiều hình thức đào tạo: học trực tuyến, tự học với video và thi trực tuyến.
a. Mức giá
6.5$/người dùng. Cho phép dùng thử 30 ngày.
b. Tính năng nổi bật
- Dễ sử dụng với cả người mới bắt đầu.
- Tích hợp nhiều module chức năng trên 1 hệ thống: học trực tuyến, tự học theo lộ trình và thi trực tuyến.
- Cung cấp công cụ làm bài kiểm tra, khảo sát.
- Cho phép theo dõi tiến trình và kết quả đào tạo.
- Cung cấp báo cáo tuỳ chỉnh nhiều trường, phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều yêu cầu đo lường chất lượng đào tạo.
- Có ứng dụng điện thoại nền tảng Android và iOS.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng linh hoạt, luôn hỗ trợ 24/7.
c. Nhược điểm
Chưa hỗ trợ đa ngôn ngữ
5. TalentLMS
TalentLMS là hệ thống quản lý đào tạo khá linh hoạt được ưa chuộng bởi hệ thống đơn giản và nhỏ gọn.
a. Mức giá
Gồm 4 gói giá: Khởi điểm, Tiêu chuẩn, Nâng cao và Cao cấp với mức giá từ $59 – $429 khi thanh toán theo năm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dùng bản miễn phí cho tối đa 5 người dùng và 10 khoá học.
b. Tính năng nổi bật
- Hệ thống được thiết kế theo hướng gamification, người học thu thập điểm và huy hiệu bằng cách hoàn thành các khoá học.
- Dễ dàng lưu trữ và tinh chỉnh các khoá học.
- Giao diện đẹp mắt, thân thiện với người dùng.
- Người học có thể tự theo dõi tiến trình học của bản thân, phân vai người dùng.
- Cung cấp bảng xếp hạng điểm và số liệu đào tạo.
- Hỗ trợ công cụ kiểm tra, thương mại điện tử, thông báo, cấu trúc đa tổ chức,…
c. Nhược điểm
Hỗ trợ khách hàng chưa thực sự linh hoạt.
6. Docebo
Docebo cũng là một hệ thống quản lý đào tạo phổ biến với các doanh nghiệp trên thế giới. Sử dụng Docebo được ví như việc mở một cánh cửa tự động, cá nhân hoá với những trải nghiệm chưa từng có. Hệ thống này cung cấp tất cả các tiện ích trên 1 trang ứng dụng web.
a. Mức giá
$10/người dùng. Bản dùng thử 14 ngày.
b. Tính năng nổi bật
- Hỗ trợ API, game hoá, ngôn ngữ và định vị.
- Có khả năng cá nhân hoá với từng doanh nghiệp.
- Docebo Learn và Coach and Share là các tiện ích mở rộng cho phép bạn tuỳ chỉnh thêm trải nghiệm học tập của học viên, tích hợp với học offline.
- Trải nghiệm người dùng cực tốt.
- Giao diện đẹp mắt.
c. Nhược điểm
- Cần cải tiến API nhiều hơn để tất cả đối tượng có thể truy cập dễ dàng
- Có thể gây khó khăn với người lần đầu sử dụng phần mềm.
- Bộ phận hỗ trợ khách hàng cần chủ động hơn với các vấn đề người dùng gặp phải.
7. Moodle
Vào năm 1999 Moodle được sáng lập bởi Martin Dougiamas. Cho đến phần mềm Moodle này đã được phát triển thành hệ thống quản lý học tập phổ biến thứ 2 so với thế giới, thế nên phần mềm này còn được dùng cho các doanh nghiệp, tập đoàn, bệnh viện, các tổ chức cá nhân phi lợi nhuận, trong đó có Liên Hợp Quốc.
a. Mức giá
$80 – $500/năm
b. Tính năng nổi bật
- Mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí.
- Sử dụng một nền tảng duy nhất cho việc đào tạo.
- Cho phép tạo nhiều khoá học và sao lưu nhanh chóng.
- Tích hợp công cụ báo cáo, ghi lại nhật ký chi tiết, thông báo và cảnh báo tới người học.
- Người dùng có thể tự thiết kế và sắp xếp bố cục giao diện học.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ, tích hợp đa phương tiện.
- Cho phép theo dõi tiến trình và kết quả đào tạo.
- Cung cấp quy trình xác thực bảo mật, cho phép ghi danh hàng loạt.
c. Nhược điểm
- Đôi khi, giao diện cập nhật chậm so với phiên bản hiện tại.
- Gây khó khăn cho người dùng ban đầu.
8. SAP Litmos
Litmos là nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến từng đạt giải thưởng cung cấp giải pháp E-learning cho hơn 21 triệu người dùng toàn cầu. Litmos được ưa chuộng bởi sự đơn giản và dễ dùng, chủ yếu phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
a. Mức giá
- $4/người dùng/tháng, trả theo năm.
- Có giảm giá nếu lượng người dùng lớn.
- Có bản dùng thử 14 ngày.
b. Tính năng nổi bật
- Hệ thống được thiết kế theo hướng gamification, người học thu thập điểm và huy hiệu bằng cách hoàn thành các khoá học. Có bảng xếp hạng cho những thành viên đạt điểm cao và tham gia học tập tích cực.
- Cung cấp báo cáo giúp nhà quản lý đánh giá hiệu suất và chất lượng đào tạo.
- Có thể xây dựng thành trang thương mại điện tử.
- Tích hợp công cụ khảo sát người dạy và người học.
c. Nhược điểm
Hỗ trợ khách hàng mất nhiều thời gian
9. ISpring Learn
iSpring là doanh nghiệp thành lập từ năm 2001, nổi tiếng với 2 sản phẩm: iSpring Suite – bộ công cụ soạn thảo bài giảng e-learning và iSpring Learn – nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến. Năm 2018, iSpring dành giải thưởng Công nghệ xuất sắc của tập đoàn Brandon Hall dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đến nay, iSpring có số lượng người dùng cực lớn với phạm vi toàn thế giới.
a. Mức giá
$167/tháng, giới hạn tối đa 50 người dùng. Ngoài ra, người dùng có thể liên hệ với nhà cung cấp để đưa ra các mức giá phù hợp với nhu cầu riêng.
b. Tính năng nổi bật
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
- Hỗ trợ tất cả các hình thức học: tự học với video, học theo lịch trình, đánh giá khảo sát và học tập hỗn hợp.
- Cho phép tạo bài giảng cơ bản với văn bản, hình ảnh, video, bài tập tương tác và câu hỏi thực hành.
- Cung cấp số liệu chi tiết giúp mỗi cá nhân có thể theo dõi lộ trình học tập một cách hệ thống.
- Hỗ trợ SCORM và nhiều định dạng khác
- Không gian lưu trữ không giới hạn
c. Nhược điểm
- Chưa có báo cáo tuỳ chỉnh
- Các câu hỏi dài chưa được đánh giá chính xác
- Cài đặt thanh toán với kênh tương ứng vẫn còn gặp một chút khó khăn.
10. Canvas LMS
Canvas LMS là hệ thống quản lý đào tạo khá nổi tiếng vì nó có thể hiển thị trực quan các kỹ năng của người học khi họ muốn. Canva được phát triển để giúp khách hàng tự giải quyết vấn đề mà họ gặp phải.
a. Tính năng nổi bật
- Cung cấp không gian làm việc hợp tác, từ đó, người dùng có thể khi lại và tải các tin nhắn video, chia sẻ tài nguyên.
- Cung cấp API mở và tích hợp các công cụ như Google Documents, Ether pad cũng như báo cáo truyền thông nhằm tăng trải nghiệm khách hàng.
- Tích hợp trình biên tập nội dung, có thể chỉnh sửa hồ sơ người dùng.
- Hỗ trợ tích hợp các kênh mạng xã hội: Facebook, Google.
- Có ứng dụng cho di động nền tảng Android và iOS.
b. Nhược điểm
Các số liệu báo cáo cần được đo lường chính xác hơn.
Trên đây là danh sách 10 LMS được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay. Tuỳ theo ưu và nhược điểm của các hệ thống trên, chúng ta có thể dễ dàng phân chia vào 2 nhóm như sau:
- Nhóm LMS phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ: TalentLMS, Docebo, iSpring Learn, Canvas LMS, SAP Litmos được biết đến với sự dễ dùng và ngân sách thấp.
- Nhóm LMS phù hợp với doanh nghiệp lớn: MindFlash, LotusLMS, ProProfs LMS, Moodle, SkyPrep LMS bởi những LMS này cung cấp các tính năng mở rộng phù hợp với doanh nghiệp ở nhiều quy mô. Đồng thời, các hệ thống này cũng có đội ngũ hỗ trợ người dùng cuối linh hoạt, có thể xử lý mọi vấn đề phát sinh khi cần.
Hi vọng bài viết có thể phần nào giúp bạn đưa ra được quyết định về việc lựa chọn một nền tảng LMS phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu bạn vẫn còn có những băn khoăn về LMS, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của VietED để được tư vấn và giải đáp kịp thời.
Doanh nghiệp tiêu tốn bao nhiêu ngân sách để đào tạo một nhân viên mới?
Nhân viên là xương sống của doanh nghiệp. Nhưng để thực hiện theo những yêu cầu bạn đặt ra, trước tiên, họ phải nắm vững những kiến thức liên quan tới công việc. Hay nói cách khác, họ cần được đào tạo.
Nói không ngoa, để đào tạo nhân viên, doanh nghiệp sẽ phải trả một cái giá khá đắt ban đầu. Nhưng đó lại là điều cần thiết để bạn có thể phát triển đội ngũ, giữ chân nhân tài và cạnh tranh với doanh nghiệp khác.
1. Vậy đào tạo một nhân viên mới, doanh nghiệp thường tiêu tốn bao nhiêu tiền?
Theo báo cáo Đào tạo năm 2017, các doanh nghiệp tại Mỹ đã chi trung bình $1,075/nhân viên. Đây có vẻ là một con số khá nhỏ. Nhưng thực tế, nó đã tăng $200 so với năm trước. Điều này nghĩa là, so với năm 2016, tổng chi phí đào tạo này đã tăng 33% tương đương với 91 tỉ đô la vào năm 2017.
Tuy nhiên, bên cạnh tiền bạc, thời gian cũng là thứ bạn sẽ phải đánh đổi trong quá trình đào tạo. Theo báo cáo của Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ, các nhà tuyển dụng trung bình dành 33,5 giờ đào tạo/ nhân viên.
2. Các chi phí tiềm ẩn khi đào tạo nhân viên mới
Chi phí tiềm ẩn thường ít khi được tính vào ngân sách đào tạo. Đôi khi, các khoản này được tính là chi phí kinh doanh hoặc không được nhắc đến:
– Thời gian làm thủ tục hành chính: Một nhân viên mới vào công ty cũng đồng nghĩa với việc, cả bộ phận nhân sự và nhân viên mới đó sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để thực hiện xong các thủ tục giấy tờ cần thiết bao gồm các biểu mẫu, văn bản về phúc lợi, thuế và bảo hiểm,…
– Chuyển việc sớm: Điều này xảy ra khi một nhân viên được đào tạo nhưng họ lại nghỉ việc ngay sau 6 tháng hoặc thậm chí nhanh hơn thế.
– Năng suất thấp trong quá trình đào tạo: Đây chính là lí do vì sao bạn cần phải đào tạo để họ có thể làm việc tốt hơn ở vị trí của mình.
– Trang thiết bị văn phòng dành cho nhân viên mới: Đây có thể là một khoản chi phí để nhân viên mới có thể bắt tay vào làm việc: máy in, máy tính xách tay, sổ, bút cùng những vật dụng cơ bản khác.
– Thời gian của người quản lý: Nhân viên mới thường được quản lý quan tâm, động viên nhiều hơn. Điều này phần nào ảnh hưởng đến công việc của người quản lý vì họ sẽ phải dành thời gian với nhân viên mới.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đào tạo nhân viên mới
Tuy ở phần 1, chúng ta đã có một con số trung bình cho việc đào tạo nhân viên mới. Nhưng con số này thường không giống nhau ở các doanh nghiệp cụ thể vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, có thể kể đến như:
– Quy mô công ty
– Kỹ năng của nhân viên
– Loại hình đào tạo
– Năng suất lao động bị mất đi
…
Các yếu tố này được giải thích cụ thể như sau:
a. Quy mô công ty
Một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đào tạo đó chính là quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên càng thấp. Doanh nghiệp càng nhỏ, chi phí càng cao. Bởi khi có ít người hơn, việc đào tạo sẽ gây gián đoạn nhiều hoạt động hơn. Chính vì vậy, đa số doanh nghiệp nhỏ sẽ ít chú trọng vào việc đào tạo, không chỉ riêng Việt Nam, đây còn là xu hướng khá rõ trên thế giới.
Tại châu Âu, các công ty ít hơn 20 thành viên chỉ dành 1,5% chi phí lao động cho việc đào tạo, trong khi mức trung bình là 2,3%. Chỉ 1/3 các công ty nhỏ ở Australia đào tạo nhân sự bài bản, trong khi đó tỉ lệ ở doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn lần lượt là 70% và 98%.
Ở Bắc Mỹ, tình hình cũng không khá hơn. Doanh nghiệp lớn từ 500 nhân sự trở lên có tỷ lệ được đào tạo cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp có ít hơn 20 thành viên.
b. Bộ kỹ năng của nhân viên
Một cách dễ hiểu, mỗi nhân viên sẽ có những kỹ năng khác nhau. Kể cả khi cả hai nhân viên có cùng một trình độ kiến thức và một bộ kỹ năng tương tự, nhưng sẽ có người học nhanh hơn người còn lại. Do đó, chi phí nâng cao kỹ năng của hai người để lên cùng 1 trình độ giống nhau cũng sẽ khác nhau.
Những người tiếp thu kém hơn hoặc có khoảng cách kỹ năng lớn hơn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian hơn để đạt được yêu cầu, dẫn đến chi phí cũng lớn hơn.
c. Loại hình đào tạo
Doanh nghiệp sử dụng các loại hình đào tạo khác nhau cũng sẽ có mức chi trả khác nhau.
Doanh nghiệp thiên về đào tạo theo hình thức truyền thống, mời chuyên gia từ các tổ chức bên ngoài. Khi đó, ngân sách lớn nhất của bạn sẽ là khoản phải thuê chuyên gia.
Nếu doanh nghiệp thường áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ. Chi phí mà doanh nghiệp phải trả là khoảng thời gian để người mới ngồi học việc cũng như thời gian và công việc của người hướng dẫn bị ảnh hưởng vì phải kèm cặp người mới.
Nếu bạn chọn đào tạo nhân viên theo hình thức trực tuyến. Chi phí doanh nghiệp phải trả là khoản đầu tư cho các dịch vụ và công nghệ mới phục vụ cho việc đào tạo trực tuyến bao gồm các nền tảng đào tạo trực tuyến, các công cụ đào tạo từ xa và hệ thống quản lý đào tạo như LotusLMS.
d. Năng suất lao động bị mất đi
Khi bạn đào tạo nhân viên mới hoặc có một bộ phận nhân viên tham gia đào tạo, năng suất tương ứng bị sụt giảm. Bởi thay vì dành thời gian phát triển công ty, bạn lại đang đi đào tạo cho nhân viên mới. Phần năng suất bị mất đi được tính là thời gian dành cho việc đào tạo và số lượng người tham gia vào các buổi đào tạo ấy.
Điều này được giải thích đơn giản hơn như sau:
Bạn mới tuyển 2 nhân viên kinh doanh mới. Bạn yêu cầu trưởng phòng kinh doanh đào tạo 2 người này trong 1 tuần. Thông thường, nếu tập trung làm việc, trưởng phòng kinh doanh sẽ mang lại 100.000.000 mỗi tuần. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn có thể mất 100.000.000 đó bởi thời gian của họ đang được sử dụng để đào tạo nhân viên mới.
4. Làm thế nào để tính được chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên?
Để xác định chi phí đào tạo trên một nhân viên, bạn cần liệt kê được các khoản phí như:
– Tài liệu và thiết bị đào tạo
– Mất năng suất (Lương được trả trong quá trình đào tạo)
– Thanh toán cho các khoản đào tạo từ bên ngoài (chuyên gia thuê ngoài)
Khi đó công thức là:
Chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên = Tổng chi phí đào tạo/Số lượng nhân viên mới
Lưu ý: Công thức này mặc định công ty chỉ đào tạo nhân viên mới, chưa tính đến đào tạo chuyển cấp, định kỳ.
Ví dụ:
Trong quý 1 vừa qua, doanh nghiệp tuyển dụng 5 nhân viên mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có chi trả các khoản sau: 10.000.000 cho tài liệu đào tạo, 20.000.000 cho máy tính xách tay mới và 50.000.000 cho năng suất bị mất.
Khi đó, chi phí đào tạo trên 1 nhân viên = (10.000.000+50.000.000+20.000.000)/5 = 30.000.000
Doanh nghiệp chi trung bình 30.000.000/nhân viên.
5. Vậy doanh nghiệp có nên đầu tư ngân sách để đào tạo nhân sự không?
Sau khi nhẩm được chi phí đào tạo, không ít doanh nghiệp sẽ khá choáng váng vì ngân sách đào tạo khá lớn. Nhưng đào tạo nên được coi là một khoản đầu tư hơn là chi phí. Bởi những nhân viên được đào tạo chuyên môn cao sẽ càng có giá trị hơn theo thời gian. Đó là lí do vì sao đầu tư nâng cao kỹ năng cho nhân viên hiện tại sẽ thông mình hơn là việc tìm kiếm tài năng mới.
Đọc thêm về: Đào tạo nhân sự để giảm chi phí tuyển dụng nhân sự mới
Chỉ cần một sự cải thiện nhỏ trong kiến thức và kỹ năng của nhân viên cũng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng giá trị và thúc đẩy lợi nhuận hơn rất nhiều. Điều này có thể thấy qua số liệu tại báo cáo Đào tạo Mỹ 2020, các công ty cung cấp chương trình đào tạo toàn diện có thu nhập trên mỗi nhân viên cao hơn 218% và tỷ suất lợi nhuận cao hơn 24%.
Vì vậy, thay vì xem đào tạo như một chi phí bạn phải bỏ ra, hãy coi đây là một khoản đầu tư có ích cho doanh nghiệp. Những người hưởng lợi trước mắt của việc đào tạo là nhân viên, nhưng về lâu dài, đó là khoản đầu tư sinh lời cho công ty của bạn. Bạn chỉ có thể mong nhận được lợi nhuận nếu bạn đầu tư. Và khi nói đến đào tạo, những gì bạn đầu tư sẽ nảy nở gấp mười lần.
Vậy bạn đã sẵn sàng đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp mình hay chưa?