10 mẹo lựa chọn hệ thống LMS (hệ thống quản lý học tập trực tuyến) phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn
Lựa chọn hệ thống LMS trên thị trường hiện nay đã trở nên khá dễ dàng vì có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp. Mỗi hệ thống lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng khoan hãy bàn về việc nên tìm kiếm hệ thống LMS nào, VietED sẽ cung cấp cho bạn 10 gợi ý trước khi bạn đưa ra quyết định có nên triển khai LMS không? Và làm thế nào để lựa chọn hệ thống LMS phù hợp triển khai với nhu cầu của bạn? Cùng theo dõi nhé!
1. Xác định mục tiêu L&D của bạn
Mục tiêu L&D của bạn là gì? Bạn mong nhân sự sẽ học được những kỹ năng gì? Trước khi xác định tìm hiểu một hệ thống LMS, bạn nên hình dung sẵn trong đầu về những gì bạn mong muốn khi sử dụng hệ thống LMS đó. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng hệ thống hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu học tập và phát triển của người học.
2. Cân nhắc các kỹ năng mà nhóm L&D của bạn đặt ra khi đánh giá hệ thống LMS
Hiểu rõ các nội dung của team L&D sẽ giúp bạn lựa chọn hệ thống LMS chuẩn chỉnh có chức năng phù hợp với yêu cầu của bạn, và tận dụng được hết tính năng của hệ thống. Bạn có thể chọn một hệ thống LMS đơn giản, ai cũng dễ sử dụng nhưng các thành viên nhóm L&D lại không thể vận dụng được hết kinh nghiệm và bí quyết của họ vào hệ thống, chắc chắn lúc này, bạn đã bỏ sót những kinh nghiệm vô cùng quý giá.
3. Tự đánh giá chiến lược L&D
Bạn nên đánh giá lại chiến lược L&D của mình xem chiến lược hiện tại hoạt động hiệu quả như nào và có gì cần cải thiện không. Việc đánh giá sẽ tạo cơ hội cho bạn đẩy những nội dung hiệu quả lên hệ thống LMS và cải thiện lại những nội dung không còn hiệu quả, không phù hợp với mục tiêu phát triển hiện tại.
4. Hỏi ý kiến từ đội ngũ L&D
Hãy hỏi người sẽ dạy trên hệ thống LMS này – ý kiến của họ về chiến lược đào tạo hiện tại của bạn. Những tính năng nào họ cần có trong hệ thống LMS? Họ có gợi ý thêm về các công cụ, tính năng, tài liệu mà họ thấy có lợi hoặc cần thiết để làm quá trình giảng dạy trở nên dễ dàng hơn không? Từ đó, bạn sẽ mường tượng được hệ thống LMS nên có những tính năng gì.
5. Xem xét tất cả các yếu tố bạn nghĩ tới, kể cả về kỹ thuật
Khi chọn 1 hệ thống LMS, bạn sẽ phải xem xét hệ thống này có phù hợp với công nghệ và phần mềm hiện tại của doanh nghiệp bạn hay không. Bạn cũng nên suy xét đến vấn đề bạn muốn người học của bạn truy cập học như thế nào? Học trên di động hay máy tính? Để từ đó, lựa chọn hệ thống LMS phù hợp với tiêu chí bạn đặt ra.
6. Hệ thống LMS bạn đang xem xét có các tính năng và chức năng thiết yếu mà bạn thực sự cần hay không?
Hiện nay có cực kỳ nhiều doanh nghiệp cung cấp các hệ thống LMS với những tính năng quảng cáo khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là bạn phải tỉnh táo trước mọi dụ dỗ quảng cáo xa gần. Điều bạn cần ở 1 hệ thống LMS là gì? Hệ thống này có dùng được trên di động không? Có ứng dụng di động không? Có cho phép sử dụng lại nội dung không? Có game hoá, có triết lý học cụ thể không?
7. Cân nhắc đến kinh nghiệm của các doanh nghiệp cung cấp LMS
Hãy hỏi các bên cung cấp LMS về kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ và nền tảng họ xây dựng hệ thống. Bạn có thể tra cứu thông tin trên mạng, xem xét các đánh giá từ những người dùng khác hoặc hỏi thêm về những người bạn bè, những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực này, họ có kiến thức chuyên sâu sẽ cho bạn lời khuyên hiệu quả.
8. Khả năng phù hợp về lâu dài
Hệ thống LMS có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của bạn về cách tính năng và thông số kỹ thuật, nhưng về lâu dài, bạn vẫn phải xác định chiến lược sử dụng hệ thống LMS của mình. Hệ thống này có dễ bảo trì, cập nhật không? Có thể thích ứng với nhu cầu khác trong tương lai của tổ chức bạn không? Chắc hẳn bạn sẽ không muốn dành ra 1 phần lớn ngân sách để lựa chọn hệ thống LMS và sử dụng rồi nhận ra rằng nó không phù hợp với mục tiêu L&D của doanh nghiệp bạn chỉ sau 1 năm đúng không nào?
9. Yêu cầu demo và dùng thử
Đừng ngần ngại yêu cầu bên cung cấp hệ thống LMS cho phép bạn dùng thử hệ thống. Chỉ dùng thử, bạn mới có thể trải nghiệm các tính năng và chức năng của hệ thống có phù hợp với nhu cầu và mong muốn L&D của bạn hay không. Hãy nhớ rằng, hệ thống LMS là 1 khoản đầu tư đáng kể của công ty bạn, vì vậy, hãy dùng thử.
10. Hệ thống LMS có báo cáo được không?
Hãy lựa chọn hệ thống LMS có thể cung cấp cho bạn hệ thống báo cáo tuỳ chỉnh theo nhu cầu, giúp bạn theo dõi, đánh giá được hiệu quả của việc học, sự phát triển tiến bộ của người học và phát triển chiến lược L&D trong tương lai.
Trên đây là tất cả lời khuyên của VietED dành cho bạn trước khi quyết định mua một hệ thống LMS. Một chút nghiên cứu, một chút đánh giá chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn một hệ thống tốt, mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Chúc bạn thành công!
Tham khảo hệ thống LotusLMS – nền tảng LMS bảo mật tốt nhất tại Việt Nam hiện nay
Đọc thêm 6 lợi ích hệ thống LMS mang lại cho doanh nghiệp
Bài viết có sử dụng nội dung từ ElearningIndustry.com
12 sự thật khiến bạn yêu LMS “ngay từ cái nhìn đầu tiên”
Hiện nay, hệ thống quản lý học tập LMS ngày càng phổ biến, không chỉ trong các cơ sở, các tổ chức giáo dục mà còn rất phát triển trong khối doanh nghiệp. Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn chưa từng sử dụng 1 hệ thống LMS thì đây chính là lúc để bạn cân nhắc lại. Cùng VietED điểm danh 12 sự thật thú vị về hệ thống LMS hiện nay nha:
LMS – Learning Management System là gì?
LMS là gì? Vì sao LMS là 1 phần không thể thiếu của doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục? Cùng VietED tìm hiểu chi tiết hơn về LMS nhé!
LMS là gì?
LMS là viết tắt của Learning Management System, trong tiếng Việt được gọi là Hệ thống quản lý học trực tuyến. Ngày nay, khi việc học trực tuyến ngày càng phổ biến, khối lượng bài giảng lớn cùng với lượng người học đông đảo, sẽ rất khó cho người quản lý kiểm soát tình học tập chung. LMS chính là giải pháp hữu hiệu trong việc phân phối nhanh chóng, hiệu quả các tài liệu e-learning tới một lượng lớn các học viên, đồng thời hỗ trợ người quản lý có thể quản lý dễ dàng, theo dõi chuẩn xác, điều chỉnh kịp thời, hay thực hiện việc đánh giá quá trình đào tạo toàn diện và hiệu quả. Thông qua đó, công tác đào tạo được hoàn thiện và nâng cao hơn, tiết kiệm các chi phí dư thừa.
Hệ thống LMS có thể được dùng trong nhà trường và doanh nghiệp giúp nhà trường, doanh nghiệp linh động tổ chức các khóa học, các chương trình đào tạo trực tuyến.
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có rất nhiều hệ thống LMS từ các nhà cung cấp khác nhau, nhưng tựu chung được chia thành 2 dạng:
- Hệ thống LMS sử dụng mã nguồn mở: Là hệ thống cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, sử dụng phần mềm mã nguồn mở chúng ta buộc phải đối mặt với vấn đề bảo mật không được an toàn, rò rỉ thông tin cá nhân và không giải quyết theo các nhu cầu phát sinh của bạn.
- Hệ thống LMS thiết kế theo yêu cầu: Mất phí ban đầu nhưng sẽ giúp bạn giải quyết được bài toán về bảo mật thông tin, khả năng hỗ trợ kịp thời
Tính năng thường có của một hệ thống LMS
Một hệ thống LMS thường có 6 tính năng cơ bản như sau:
1. Quản lý người dùng
Đây là tính năng hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và lưu trữ thông tin của nhân viên, quản lý thông tin tham gia khóa học, các khóa đào tạo nhân viên đang học…
2. Quản lý khoá học
Tính năng này cho phép doanh nghiệp trực tiếp tạo ra các khóa đào tạo trực tuyến, tải lên các tài liệu liên quan của khóa đào tạo, hay tạo ra các ngân hàng câu hỏi để dùng cho các bài kiểm tra.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tạo ra các khảo sát online dành cho nhân viên sau khi đã hoàn thành khóa học, để xem về mức độ hài lòng, hay những ý kiến đóng góp để giúp khoá đào tạo trở nên tốt hơn.
3. Quản lý liên lạc
Ngoài các chức năng về quản lý người dùng hay các khóa đào tạo, phần mềm LMS còn hỗ trợ doanh nghiệp để dễ dàng liên lạc với nhân viên của mình bằng cách gửi email trực tiếp đến nhân viên để thông báo về các vấn đề liên quan đến các hoạt động đào tạo. Thêm vào đó còn có thể tạo ra các thông báo để nhắc nhở về các khóa đào tạo sắp diễn ra hay thời hạn để hoàn thành các khóa đào tạo được chỉ định.
4. Tính năng báo cáo
Với tính năng báo cáo, các doanh nghiệp dễ dàng quản lý các dữ liệu như tiến trình học, kết quả của việc tham gia các khóa đào tạo, điểm số của các bài kiểm tra, etc; theo từng cá nhân hay theo từng khoá đào tạo. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể có một góc nhìn tổng quan về kế hoạch đào tạo của mình và xây dựng các định hướng để thay đổi và phát triển trong tương lai.
5. Tính năng làm bài kiểm tra
Để có thể củng cố và đảm bảo chất lượng của các hoạt động đào tạo, các bài kiểm tra là một phần không thể thiếu. Hệ thống LMS hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn và tạo ra các bài kiểm tra với đa dạng hình thức câu hỏi như văn bản, lựa chọn đáp án hoặc nhiều đáp án…
6. Khả năng tùy chỉnh
Tính năng này cho phép các doanh nghiệp thay đổi giao diện, logo và thêm các tính năng theo nhu cầu của doanh nghiệp với sự hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm LMS.
Trên đây là 6 tính năng cơ bản thường thấy ở 1 hệ thống LMS. Tuy nhiên, để lựa chọn hệ thống phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn vẫn phải cân nhắc nhiều yếu tố khác. Chúc bạn có thể lựa chọn được hệ thống LMS phù hợp với doanh nghiệp/cơ sở đào tạo của mình.