Các doanh nghiệp tổ chức đào tạo trực tuyến cần biết gì về số hoá nội dung
Đào tạo nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng vào sự thành bại của doanh nghiệp, ở bất kỳ quy mô hay lĩnh vực nào. Cùng sự phát triển của thời đại, đào tạo nội bộ theo phương thức truyền thống ngày càng lộ ra những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí, thời gian của doanh nghiệp. Thay vào đó, đào tạo nội bộ trực tuyến lên ngôi, “số hoá nội dung đào tạo” trở thành từ khoá nóng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, VietED nói rõ hơn về số hoá, lợi ích và quy trình số hoá mà doanh nghiệp nên thực hiện để tạo ra những nội dung số hoá chất lượng tốt nhất.
1. Số hóa nội dung đào tạo là gì?
Số hóa nội dung đào tạo hay còn được gọi là số hoá bài giảng e-learning. Đây là quá trình chuyển đổi từ những tài liệu học truyền thống như bản viết tay, đánh máy, hình ảnh… thành các dạng dữ liệu sử dụng được trên máy tính. Sau đó, các tài liệu này được lưu trữ và sử dụng trực tiếp trong các chương trình đào tạo trực tuyến.
2. Đào tạo nội bộ tiết kiệm được nguồn lợi khổng lồ từ số hóa nội dung
#1. Giảm thiểu chi phí
Số hóa bài giảng E-learning giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí vô cùng lớn trong việc đào tạo nhân sự. Thay bằng việc đào tạo tại một địa điểm ngoài doanh nghiệp, cùng các chi phí đào tạo cho cả người dạy và người học, việc số hoá tài liệu đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được 80% những chi phí không cần thiết, chưa kể, với cùng một nội dung đào tạo giống nhau, các bài giảng có thể tái sử dụng nhiều lần mà không cần mất thêm bất kỳ chi phí nào.
#2. Lợi nhuận không ngờ tới
Không chỉ giúp giảm thiểu chi phí như ý trên đã đề cập, số hoá bài giảng e-learning về lâu dài còn mang đến cho doanh nghiệp nguồn lời khổng lồ. Điều này được thể hiện ở việc các bài giảng số hoá giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn công việc của nhân viên, từ đó, gia tăng cơ hội kinh doanh, cải thiện mối quan hệ với khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng vững mạnh.
#3. Giảm tỉ lệ nghỉ việc ở nhân viên
Một phần không nhỏ nhân sự nghỉ việc do họ cảm thấy đã đủ “trưởng thành” trong công việc. Họ thấy môi trường đang làm hiện không có cơ hội thăng tiến, họ đã biết mọi thứ mà họ cần, và doanh nghiệp cũng không còn gì để họ học hỏi thêm. Nhưng, nếu bạn cung cấp cho họ 1 danh sách các bài giảng e-learning, về những nội dung họ muốn học, mang đến cho họ cơ hội học hỏi và phát triển, bạn sẽ thấy, tỉ lệ nghỉ việc giảm đáng kể. Nhân viên của bạn sẽ cảm thấy được coi trọng hơn, được cung cấp, tạo điều kiện tốt để làm việc và phát triển bản thân.
#4. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Dịch vụ khách hàng tốt là cách ngắn nhất để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Để có được dịch vụ khách hàng tốt, đòi hỏi bạn phải cung cấp các khoá đào tạo bài bản và chất lượng tới đội ngũ nhân viên. Số hoá bài giảng e-learning chính là giải pháp tốt nhất để bạn đào tạo nhân viên của mình một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất.
3. Quy trình số hóa nội dung đào tạo
#1. Lập kế hoạch
Một kế hoạch thường bao gồm các thông tin như sau:
– Mục đích đạt được sau khoá học
– Đối tượng hướng đến
– Nội dung học
– Thời gian triển khai
– Ngân sách + nhân sự triển khai
Bên cạnh đó, kế hoạch của bạn sẽ lý tưởng hơn khi xác định được:
– Khung chương trình đào tạo, các nội dung đào tạo của doanh nghiệp
– Nhu cầu đào tạo, năng lực của người học
Ngoài ra, sau khi lên bản kế hoạch, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia, đối tác đào tạo để ra được kế hoạch tốt nhất.
#2. Lên kịch bản nội dung đào tạo
Sau khi đã lên kế hoạch đào tạo, bạn cần lên kịch bản nội dung đào tạo chi tiết. Đây là một trong những bước xây dựng bài giảng E-learning rất quan trọng. Bài giảng không chỉ cần cung cấp các thông tin, kiến thức mà còn phải thu hút, khơi dậy cho học viên cảm hứng học tập.
Trong kịch bản chi tiết này, bạn cần chú ý đến các thông tin như:
– Định dạng bài giảng E-learning
– Bố cục, lời giảng chi tiết cho từng phần
– Kịch bản hình ảnh
– Kịch bản âm thanh
– Thời gian thực hiện cụ thể
#3. Phát triển bài giảng E-learning
Đây là bước mà bạn sẽ đưa tất cả kế hoạch, kịch bản từ trên giấy vào thực tế. Bởi vậy, một kịch bản chi tiết sẽ giúp đội ngũ của bạn tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.
Bạn có thể tự thiết kế bài giảng cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, công đoạn này khá khó khăn, đòi hỏi bạn phải sử dụng thuẩn thục các công cụ soạn giảng để tạo nên những bài giảng thú vị, hấp dẫn. Thông thường, các doanh nghiệp thường chọn cách thuê ngoài dịch vụ số hoá nội dung để có được mức chi phí cạnh tranh, tiết kiệm nhất.
#4. Đánh giá và kiểm duyệt
Hãy dành thời gian để kiểm tra, đánh giá lại nội dung mà bạn đã hoàn thành. Bởi chỉ một lỗi nhỏ cũng thể khiến bài giảng của bạn trở nên kém thú vị đi rất nhiều.
#5. Đưa bài giảng vào triển khai và nhận phản hồi
Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng hướng đến, bạn có thể xuất bản các khoá học lên các vị trí khác nhau như: hệ thống đào tạo trực tuyến, thư viện trực tuyến hay đơn giản là một thông báo trong email,… Ngay sau khi triển khai, bạn sẽ nhận thêm vô số phản hồi từ những người học. Đây là những ý kiến quý giá giúp bạn cải thiện bài giảng tốt hơn trong tương lai.
Nhìn chung, số hoá nội dung đào tạo đang trở thành xu thế ở Việt Nam và trên thế giới. Đầu tư vào số hoá nội dung cũng có nghĩa, bạn và doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc và đầu tư bài bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nội bộ.
Nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ nguồn lực để có thể tự thân số hoá nội dung đào tạo. Thấu hiểu được những khó khăn, cản trở mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình số hoá nội dung đào tạo, VietED cung cấp dịch vụ số hoá nội dung LotusDigital cùng kho thư viện 1.000 bài giảng kỹ năng mềm – thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp.
Đăng ký ngay tại đây để có cơ hội trải nghiệm Dịch vụ số hoá thiết kế riêng cho doanh nghiệp của bạn. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về số hoá nội dung đào tạo cho doanh nghiệp.
6 mẹo đơn giản giúp bài giảng E-learning luôn gây được sự chú ý
Thị trường e-learning đang ngày càng nở rộ. Nhưng không phải tất cả đều là những bài học chất lượng với những trải nghiệm tuyệt vời. Cùng VietED điểm lại 6 mẹo đơn giản giúp bài giảng e-learning của bạn luôn gây được sự chú ý nhé!
1. Tạo ra động lực và sự tương tác trong mỗi bài giảng E-learning
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi nếu không có động lực học, người học sẽ từ bỏ luôn việc học trực tuyến chỉ từ những giây đầu tiên của bài học.
Hãy thử tưởng tượng, học một thứ mới mẻ luôn là một quá trình khó khăn, và chắc hẳn, bạn cũng sẽ không muốn tạo thêm sự khó khăn hơn nữa cho người học bằng cách tạo ra các bài giảng nhạt nhẽo, phải không nào? Chính vì vậy, hãy sáng tạo hơn nữa bằng cách thêm các chi tiết tăng sự tương tác vào chính bài giảng của mình. Bạn có thể thêm trò chơi tương tác để bài giảng của bạn thú vị hơn. Nhưng đừng thêm cho có, hãy đảm bảo những thứ bạn thêm vào đều có mục đích rõ ràng, giải quyết được các nút thắt trong bài giảng hoặc để người học nhớ hơn những nội dung bài học quan trọng.
2. Thường xuyên kiểm tra, xem lại bài giảng
Bạn muốn bài giảng e-learning của mình thật bắt mắt, dữ liệu phải tuyệt đối chính xác? Bạn cũng muốn mọi thứ phải hoạt động trơn tru, đồng bộ giữa âm thanh với hình ảnh video từ những giây đầu tiên cho đến giây cuối cùng? Để làm được điều này, lời khuyên dành cho bạn chính là hãy kiểm tra và xem xét bài giảng của bạn một cách định kỳ và thường xuyên, tự đặt mình vào vị trí của người dạy, người học, người soạn giảng, người thiết kế… để đánh giá chính bài giảng của mình. VietED đề xuất Litmos Author Review Tool – 1 công cụ khá hay giúp bạn dễ dàng kiểm tra các bài giảng e-learning của mình.
Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi, các chuyên gia của VietED sẽ đưa ra lời khuyên dành cho bạn!
3. Kết hợp các phương tiện, hình thức truyền đạt khác nhau
Sử dụng đồ hoạ và các hình thức khác cũng là một cách tuyệt vời để giữ chân người học. Bạn hãy kết hợp linh hoạt giữa hình ảnh hữu ích và các văn bản đi kèm trong mọi khung hình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng infographics, video, âm thanh, hình động và nhiều thể loại khác nữa. Hãy tin VietED đi, bộ não của chúng ta được thiết kế để ghi nhớ những hình thức hay ho như này. Chắc chắn bài giảng của bạn sẽ gây được sự ấn tượng hơn bao giờ hết nếu biết kết hợp một cách nhịp nhàng.
Tham khảo LotusLMS – Nền tảng E-learning hỗ trợ đa dạng định dạng bài giảng
4. Đừng bỏ qua cấu trúc của một bài giảng e-learning
Một bài giảng e-learning ấn tượng cũng cần phải có 1 bố cục, cấu trúc chỉn chu. Như một bài văn, có mở bài, thân bài và kết bài, một bài giảng e-learning cũng có một cấu trúc cơ bản giúp bạn dễ dàng truyền tải được nội dung một cách mạch lạc, rõ ràng, có đầu có cuối.
- Phần 1: Chào mừng và hướng dẫn học: Đây là phần chào mừng người học tham gia bài giảng và hướng dẫn học.
- Phần 2: Mục đích và giới thiệu cấu trúc bài giảng: Nội dung phần này là giới thiệu cho người học về mục đích của bài giảng này và cho họ biết họ sẽ học những nội dung gì.
- Phần 3: Nội dung: Chia các nội dung trong bài giảng thành các chủ đề, dẫn dắt người học qua các chủ đề này.
- Phần 4: Đánh giá và kết luận: Tại mục này, bạn sẽ đưa ra kết luận của bài giảng và những đánh giá hiệu quả của người học (nếu có trong bài)
- Phần 5: Tài liệu tham khảo: Cung cấp các tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
5. Đừng thêm thắt quá nhiều
Nếu bạn là một Chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy của mình, bạn thực sự muốn truyền đạt tất cả kiến thức của mình, chắc chắn, việc tạo nên một bài giảng e-learning sẽ không thể làm khó bạn. Và bạn nghĩ rằng sẽ cho hàng loạt các dữ liệu sự kiện, số liệu, đồ thị… để bài giảng thực sự hay ho và hữu ích? Nếu bạn cũng đang nghĩ như vậy, thì…đừng, đừng cho quá nhiều dữ liệu vào nếu nó không thực sự cần thiết.
Trong trường hợp có quá nhiều kiến thức muốn đưa vào bài giảng, bạn hãy chia nhỏ các nội dung muốn truyền đạt, và chuyển tải đến người học vào mỗi bài giảng. Hãy nghĩ đến việc sáng tạo những nội dung đó để người học có thể dễ dàng tiếp thu hơn thay vì đẩy 1 núi kiến thức vào bài giảng.
Điều này sẽ làm cho bài giảng e-learning của bạn thú vị hơn rất nhiều đó!
Tham khảo Nội dung đào tạo nhân viên mà các doanh nghiệp thường sử dụng tại đây
6. Đánh giá, đánh giá và đánh giá!
Đánh giá một bài giảng e-learning là vô cùng quan trọng. Nếu không có đánh giá, bạn sẽ không bao giờ phát hiện ra nội dung của bạn có hiệu quả hay không, người học có hiểu bài hay không và càng không bao giờ biết được đâu là cách tốt nhất để truyền tải một nội dung bài giảng.
Vì vậy, sau mỗi bài giảng, hãy dành thời gian để đóng khung các câu hỏi mà bạn muốn người học trả lời. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt tinh tế hơn tâm lý của người học và cải thiện nội dung, hình thức truyền đạt trong các bài giảng sau
Trên đây là 6 mẹo đơn giản để bài giảng của bạn thu hút hơn trong biển bài giảng e-learning hiện nay. Chúc bạn có thể tạo ra những bài giảng hay và thực sự cuốn hút người xem.