On The Job Training (OJT) – xu thế đào tạo nhân sự 2020
Một thực tế cho thấy, có đến 40% nhân viên không được đào tạo trong quá trình làm việc, quyết định xin nghỉ ngay trong năm đầu tiên. Và đây chắc hẳn là con số không mong muốn của bất kỳ nhà quản lý nào!
Nhưng triển khai đào tạo như nào cho hiệu quả? Vì sao các doanh nghiệp Việt hiện nay lại ưa chuộng hình thức đào tạo On the job training? Trong nội dung này, VietED sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh nhất về các hình thức đào tạo OJT và ưu điểm của hình thức này khi triển khai trong doanh nghiệp.
1. On the job training (OJT) là gì?
On the job training thường được viết tắt là OJT, có nghĩa là đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc. Trong đó, người học sẽ học được những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc. Thông thường, các nhà quản lý, những nhân sự có kinh nghiệm tốt hơn sẽ chịu trách nhiệm đào tạo.
2. Lợi ích của hình thức OJT
a. Tăng động lực làm việc của nhân viên
Đào tạo theo hình thức OJT giúp nhân viên gắn bó với doanh nghiệp và có tâm trạng vui vẻ hơn. Theo một khảo sát, có đến 30% số người cảm thấy hào hứng với công việc khi được đào tạo nội bộ; ngược lại, 14% nhân viên không hài lòng khi doanh nghiệp không tổ chức khoá đào tạo nào.
b. Doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân sự tiềm năng để thăng chức cho nhân viên
Bằng việc tổ chức đào tạo tại chỗ cho nhân viên, nhà quản lý có thể xây dựng một đội ngũ nhân sự có chuyên môn, kỹ năng cao. Từ đó, nhà quản lý có thể lọc ra một danh sách những nhân viên trung thành và có năng lực, và cân nhắc họ cho những vị trí trưởng nhóm, quản lý trong tương lai.
c. Tạo điểm cộng cho doanh nghiệp thu hút ứng viên tiềm năng
Doanh nghiệp có tổ chức OJT trong quá trình làm việc được coi như đãi ngộ tốt để thu hút ứng viên, đặc biệt hấp dẫn với những ứng viên muốn tìm một môi trường làm việc có thể hoàn thiện bản thân. Nó cũng cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng phát triển các nhân viên, ngầm thể hiện bằng các cơ hội thăng tiến trong công việc.
3. Các phương pháp đào tạo OJT doanh nghiệp thường áp dụng
a. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kĩ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lí.
Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.
b. Đào tạo theo kiểu học nghề
Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lí thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghể trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kĩ năng của nghề.
Phương pháp này thường dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân. Đây cũng là phương pháp thông dụng nhất ở Việt Nam.
c. Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lí và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lí giỏi hơn.
Có ba cách để kèm cặp:
+ Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp
+ Kèm cặp bởi một cố vấn
+ Kèm cặp bởi người quản lí có kinh nghiệm hơn
d. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lí từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức.
Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc chuyên môn cao hơn trong tương lai.
Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách:
+ Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lí ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ
+ Người quản lí được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ
+ Người quản lí được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn
Có thể thấy, đào tạo theo hình thức OJT có khá nhiều cách thức triển khai, mà trong đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn, kết hợp các hình thức đào tạo tốt nhất để ra được hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan hơn về OJT và hiểu được nên triển khai OJT theo hình thức nào để tối ưu hiệu quả đào tạo cho nhân sự, nâng cao năng suất lao động.
Để đảm bảo hiệu quả triển khai đào tạo OJT, bên cạnh việc xác định hình thức đào tạo và xây dựng nội dung bài bản, sử dụng một phần mềm quản lý sẽ giúp doanh nghiệp triển khai đào tạo có hệ thống, dễ dàng đo lường chất lượng.
LotusLMS – phần mềm quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến của VietED được nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng sử dụng có thể kể đến như: Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,… vì tính năng đa dạng, phục vụ tối ưu cho hình thức đào tạo OJT.
Bên cạnh chất lượng phần mềm, LotusLMS có các gói dịch vụ hợp lý phù hợp với nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Phần mềm được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia người Việt, tự tin mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng doanh nghiệp Việt.
Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm LotusLMS miễn phí ngay tại đây.
Nguồn:
- Go2hr
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân
4 bước cơ bản để có chương trình đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp
Nhân sự là trung tâm, là tài sản của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu từ Get Smarter, 94% nhân viên gắn bó hơn nếu doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo và phát triển sự nghiệp của họ. Do đó, thay vì những buổi đào tạo nhất thời và tự phát, bạn hãy xây dựng ngay một quy trình đào tạo nhân sự đúng chuẩn và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Trong bài viết này, VietED sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng quy trình đào tạo nhân sự bài bản, giúp đội ngũ nhân viên hiện tại trở nên tinh anh hơn, chuyên môn hóa hơn, trở thành lực lượng mũi nhọn của doanh nghiệp.
#1. Chương trình đào tạo nhân sự dành cho những đối tượng nào?
Dựa theo cấp bậc trong doanh nghiệp, có thể phân chia chương trình đào tạo thành 3 loại:
– Đào tạo lãnh đạo: dành cho những người là lãnh đạo, thường dùng với doanh nghiệp cổ phần.
– Đào tạo chuyên viên: dành cho nhân viên với mục đích nâng cao nghiệp vụ, chuẩn bị cho nhiệm vụ mới.
– Đào tạo nhân viên mới: dành cho những thành viên mới gia nhập doanh nghiệp.
#2. Các hình thức đào tạo phổ biến
Có 6 hình thức đào tạo phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay.
Theo phương pháp đào tạo truyền thống:
- Đào tạo trong quá trình làm việc: Nhân viên sẽ được đào tạo bằng cách học hỏi qua công việc thực tế. Cách này sẽ phù hợp với những công việc mang tính thực hành cao, ví dụ như hướng dẫn sử dụng phần mềm hay hướng dẫn cách pha chế.
- Họp định kỳ trong nội bộ: Đây là cách thức đào tạo thông qua các buổi gặp mặt toàn doanh nghiệp hoặc theo phòng, ban. Buổi họp này sẽ diễn ra định kỳ theo tuần, tháng, quý. Hình thức này được áp dụng cho việc đào tạo một kỹ năng cho nhiều đối tượng.
- Kèm cặp (Mentorship): Đây là hình thức người quản lý, người đi trước hướng dẫn, kèm cặp người mới.
Theo phương pháp đào tạo trực tuyến:
- Tự học không có giảng viên: Nhân viên được đào tạo bằng cách tự học qua các tài liệu số hoá như video, slide, PDF,… mà không có người hướng dẫn.
- Học trên máy tính và có người hướng dẫn: Nhân viên học trên máy tính dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người dạy, cấp trên.
- Học qua lớp học trực tuyến: Cấp trên trao đổi, tương tác với nhân viên thông qua lớp học trực tuyến mà không cần đến địa điểm đào tạo nhất định.
#3. Các bước xây dựng chương trình đào tạo nhân sự
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Kế hoạch đào tạo nhân sự sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Bước đầu tiên bạn cần làm là tiến hành buổi họp trao đổi giữa các cấp lãnh đạo, các quản lý phòng ban về nhu cầu đào tạo, mục tiêu cần đạt được.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự
Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, bước tiếp theo bạn cần làm là xây dựng kế hoạch đào tạo. Trong bản kế hoạch đào tạo này, bạn cần chỉ ra được:
– Tên chương trình đào tạo nhân sự
– Các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chương trình
– Đối tượng trực tiếp tham gia
– Các phòng ban tham gia
– Nội dung đào tạo, lựa chọn hình thức đào tạo nhân sự phù hợp
– Thời gian, địa điểm, chi phí tổ chức đào tạo
– Các điều kiện, chú ý khi tổ chức chương trình đào tạo
Bản kế hoạch càng chi tiết, chương trình đào tạo nhân viên càng rõ ràng, dễ triển khai và tỉ lệ thành công cao. Kế hoạch đào tạo nhân viên chi tiết cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, đánh giá và đo lường hiệu quả.
Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo
Trước khi triển khai đào tạo, bộ phận đào tạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên tham gia chương trình đều đã nắm rõ thông tin, ý nghĩa của chương trình đào tạo.
Đừng quên triển khai theo đúng kế hoạch để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc đào tạo. Lưu lại thông số, đo lường kết quả để bạn có thể đánh giá đào tạo ở bước sau.
Bước 4: Đánh giá và cải tiến quy trình
Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn có thể đo lường, đánh giá hiệu quả và cải tiến quy trình đào tạo nếu không muốn đầu tư một cách lãng phí. Kết thúc mỗi cuộc đào tạo, hãy tiến hành phân tích ý kiến phản hồi của người học và những kết quả mà họ đạt được và chưa đạt được. Từ đó, rút kinh nghiệm và cải thiện trong các kế hoạch đào tạo sau.
Nhìn chung, một chương trình đào tạo nhân sự bài bản là điểm nhấn của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Câu hỏi đặt ra tiếp theo là làm thế nào để chương trình đào tạo của bạn được hệ thống hoá, diễn ra nhất quán và bạn có thể giám sát được hiệu quả sau đào tạo? Câu trả lời là LotusLMS – Phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến thiết kế riêng cho doanh nghiệp.
LotusLMS sẽ giúp bạn:
- Triển khai kế hoạch đào tạo nhất quán
- Tối ưu quy trình đào tạo
- Quản lý hiệu quả đào tạo theo cá nhân, phòng ban và doanh nghiệp
Tham khảo 5 cách để tối ưu lớp học ảo, tăng hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
Để tìm hiểu thêm về hệ thống và tham gia trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày, mời bạn đăng ký tại đây. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về quản lý đào tạo trong doanh nghiệp nhé!
Giải pháp rút ngắn thời gian đào tạo nhân sự mùa covid
Đào tạo nhân sự hay còn gọi là đào tạo nội bộ là giải pháp tối ưu nhất đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên có kỹ năng, trình độ, thích ứng và hoàn thành tốt công việc, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Có thể nhận thấy rằng đào tạo nội bộ như là chiếc chìa khóa thành công của bất kỳ một Doanh nghiệp nào.
1. Tầm quan trọng của đào tạo nhân sự
#1. Cải thiện và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên
Mọi nhân viên đều có nhu cầu học hỏi, nâng cao và trau dồi bản thân đặc biệt trong môi trường Doanh nghiệp, họ đều muốn trình độ và kỹ năng công việc được phát triển theo thời gian để có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Vì vậy, việc được đào tạo bài bản, có lộ trình sẽ giúp đội ngũ nhân sự lấp được lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc.
#2. Tối ưu chi phí tuyển dụng
Tập trung vào việc đào tạo nhân sự, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng nhân viên mới với kỹ năng, tay nghề tương tự. Thống kê nhóm nghiên cứu của Jim Collins (một chuyên gia quản trị hàng đầu và là tác giả của nhiều cuốn sách quản trị kinh điển thế giới) chỉ ra rằng: Có hơn 90% các “Sĩ quan giỏi & Tướng tác chiến tinh nhuệ” mang lại hiệu quả cao cho công ty, vốn là những người được phát triển từ bên trong công ty đó.
#3. Xây dựng niềm tin và sự trung thành của nhân viên với Doanh nghiệp, giữ chân nhân tài
Quá trình đào tạo nội bộ trong Doanh nghiệp giúp nhân viên nhận ra giá trị của công việc, của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng và trung thành với công ty hơn.
Bài toán làm sao để đội ngũ nhân sự tài năng trung thành với doanh nghiệp là điều mà nhiều lãnh đạo, nhà quản lý quan tâm. Đội ngũ nhân sự trung thành, không rời bỏ doanh nghiệp không chỉ là chính sách lương thưởng mà còn có yếu tố phát triển nâng cao năng lực bản thân trong doanh nghiệp.
#4. Tăng năng suất và hiệu quả công việc
Đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp giúp đội ngũ nhân sự từ nhân viên tới lãnh đạo cấp cao học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kiến thức, từ đó nâng cao năng lực, cải tiến năng suất, chất lượng công việc. Giảm thiểu tỷ lệ xuất hiện các trường hợp xấu như: nhân viên nghỉ việc do công việc tạo ra nhiều áp lực, cách quản lý và hoạt động của tổ chức không phù hợp; điều kiện làm việc không như mong đợi của của cá nhân,…
2. Nguyên nhân nào khiến đào tạo nội bộ không hiệu quả?
#1. Không phải lĩnh vực quan tâm của nhân viên
Nội dung truyền đạt là yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược đào tạo. Đào tạo có đạt yêu cầu hay không, nhân viên có hứng thú hay không, cũng đều do nội dung đào tạo quyết định.
Chính vì thế, bộ phận L&D phải đảm bảo rằng các nội dung đào tạo mà bạn đang triển khai phải rõ ràng, chi tiết và cung cấp giá trị hữu ích với người học. Nếu các bài học chỉ chứa các nội dung đơn giản, nhàm chán và không cần thiết, người học sẽ không thiết tha tham gia khóa đào tạo.
#2. Hình thức đào tạo nhàm chán
Để tránh việc chỉ có người dạy nói thao thao bất tuyệt, trong mỗi buổi đào tạo, bạn nên thêm các yếu tố công nghệ xã hội vào bài giảng để bài giảng sinh động hơn. Đó có thể là phần mềm đào tạo đã lên 1 chương trình học bài bản, hay chỉ là 1 video, một đoạn nhạc, một slide trình chiếu hay thậm chí là hình ảnh. Điều này sẽ khiến bài giảng của bạn sinh động hơn rất nhiều.
#3. Không được trải nghiệm
Thực tế đã chứng minh, các nhân viên thường không đánh giá cao các buổi đào tạo nếu chúng chỉ hạn chế ở các thông tin được người hướng dẫn truyền tải. Nhân viên sẽ thể hiện sự tích cực tham gia của mình trong buổi đào tạo nếu họ được phép tự do thử nghiệm các thông tin mà người hướng dẫn truyền tải.
#4. Bắt buộc phải đào tạo tập trung
Việc bắt buộc đào tạo tập trung gây ra không ít khó khăn, cản trở cho cả người dạy và người tham gia buổi đào tạo, đặc biệt hiện nay, khi diễn biến dịch Covid diễn ra khó lường, khó có thể tập trung đông người. Chính vì vậy, không ít kế hoạch đào tạo của một nửa doanh nghiệp bị đổ bể vì không thể tổ chức như bình thường. Vì vậy, việc đưa ra các hình thức đào tạo trực tuyến một cách linh hoạt để quá trình đào tạo không bị đứt quãng, đặc biệt trong mùa dịch.
3. Quy trình đào tạo nhân sự hiệu quả, chất lượng
#1. Xác định nhu cầu đào tạo theo từng giai đoạn
Xác định các nhu cầu đào tạo bao gồm các hoạt động thu thập thông tin từ vấn đề nhân sự gặp phải trong công việc chuyên môn để tìm giải pháp đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp thích hợp.
Trong bước đánh giá nhu cầu đào tạo, có các phương pháp căn bản sau:
– Ở cấp độ tổ chức: Việc đào tạo gắn liền với chiến lược công ty, được sự đồng thuận từ giám đốc đến các phòng ban; đồng thời phải gắn liền với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mức này đòi hỏi sự thống nhất cao của các cấp lãnh đạo và công ty, tạo nên hệ thống đào tạo đồng bộ.
– Ở cấp độ thực hiện: Dựa vào cách thức và chất lượng thực hiện các công việc được giao hằng ngày của nhân viên, các nhà quản lý có thể nhận ra, nhân viên đang cần được đào tạo ở mảng nào, mức độ ra sao,… từ đó đào tạo trực tiếp vào điểm yếu, tìm những điểm chung trong các nghiệp vụ khác nhau để đào tạo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
– Ở cấp độ cá nhân: Thông qua các phương pháp đo lường được như phỏng vấn, khảo sát, quan sát,… các nhà quản lý có thể theo dõi sát sao năng lực làm việc của từng người để lên lộ trình đào tạo phù hợp.
#2. Lập kế hoạch đào tạo nội bộ
Các nội dung cần quan tâm trong bước này gồm có:
– Quan điểm của nhà lãnh đạo về đào tạo
– Đối tượng đào tạo
– Nhu cầu của đối tượng đào tạo
– Mục tiêu đào tạo nội bộ
– Cách hình thức đo lường kết quả sau khi chương trình đào tạo kết thúc
– Nội dung cụ thể của chương trình đào tạo
– Thứ tự giảng dạy và tài liệu hướng dẫn
– Hình thức, phương pháp đào tạo
– Giảng viên đào tạo
– Chi phí đào tạo
– Chính sách môi trường sau đào tạo
#3. Tiến hành đào tạo
Khi đã có kế hoạch cụ thể, việc tiến hành thực thi đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể tổ chức các buổi đào tạo tập trung, mời các chuyên gia, diễn giả hoặc đầu tư vào hệ thống LMS – Learning Management System. Việc của bạn là xây dựng các bài giảng đào tạo và đẩy lên hệ thống.
#4. Đánh giá chất lượng và cải tiến quy trình
Quy trình đào tạo nhân sự nội bộ sẽ không thể hoàn thiện nếu không có sự nhìn lại, đánh giá để rút ra kinh nghiệm cho lần sau.
Thông thường, kết thúc mỗi đợt đào tạo nhân sự, nhà quản lý sẽ tổ chức các hoạt động tổng kết, khảo sát và thu thập ý kiến người học, từ đó, xem xét những điểm mạnh – điểm yếu và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
4. Giải pháp rút ngắn thời gian đào tạo nhân sự
Có thể nói, đào tạo nội bộ là vấn đề không của riêng ai, doanh nghiệp nào cũng cần có, đặc biệt trong thời kỳ Covid, nhân sự dễ bị lung lay, mất niềm tin ở doanh nghiệp nếu không có quá trình đào tạo bài bản. Đào tạo nội bộ là một quá trình dài, mất nhiều thời gian để lên kế hoạch, triển khai, đo lường hiệu quả. Nhưng với sự phát triển của công nghệ ngày nay, quá trình đào tạo đã được rút ngắn đi đáng kể thời gian nhờ hệ thống Quản lý đào tạo trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp, hay còn gọi là LMS – Learning Management System. Tại VietED, chúng tôi cung cấp cho bạn giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến, giúp bạn rút ngắn thời gian đào tạo ở mức tối thiểu nhất:
- Thay vì tập trung đào tạo tại một địa điểm nhất định, mất thêm chi phí vận hành đào tạo truyền thống; khi sử dụng LMS, bạn chỉ cần 1 cú click chuột vào hệ thống và học.
- Hệ thống hoạt động mượt mà trên máy tính cũng như các thiết bị di động thông minh. Không giới hạn thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo. Dù ở bất kỳ nơi đâu, đang ở nơi làm việc hay ở nhà, bạn cũng có thể dễ dàng học tập trên hệ thống.
- Quá trình đào tạo luôn được diễn ra nhất quán bởi chiến lược đào tạo được tư vấn, xây dựng từ trước. Nhân sự của bạn được học theo một lộ trình bài bản, có gợi ý học phù hợp định hướng phát triển cá nhân.
- Kho bài giảng được sắp xếp, lưu trữ đám mây, không giới hạn dung lượng lưu trữ, chỉ cần truy cập vào hệ thống là học được. Có thể tái sử dụng cho các đợt đào tạo sau mà không cần phải xây dựng một khoá học mới
- Hệ thống tự động đo lường các chỉ số về người học, người dạy, mức độ hiểu bài… giúp bạn tiết kiệm thêm nhiều thời gian khảo sát đánh giá chương trình sau khoá đào tạo.
Chính vì vậy, sử dụng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến giúp bạn rút ngắn thời gian đào tạo đáng kể so với cách đào tạo như truyền thống, là cách để bạn làm “giàu” cho doanh nghiệp của chính mình.
Để tìm hiểu thêm về hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến và tham gia trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày, mời bạn đăng ký tại đây. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.