Một thực tế cho thấy, có đến 40% nhân viên không được đào tạo trong quá trình làm việc, quyết định xin nghỉ ngay trong năm đầu tiên. Và đây chắc hẳn là con số không mong muốn của bất kỳ nhà quản lý nào!
Nhưng triển khai đào tạo như nào cho hiệu quả? Vì sao các doanh nghiệp Việt hiện nay lại ưa chuộng hình thức đào tạo On the job training? Trong nội dung này, VietED sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh nhất về các hình thức đào tạo OJT và ưu điểm của hình thức này khi triển khai trong doanh nghiệp.
1. On the job training (OJT) là gì?
On the job training thường được viết tắt là OJT, có nghĩa là đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc. Trong đó, người học sẽ học được những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc. Thông thường, các nhà quản lý, những nhân sự có kinh nghiệm tốt hơn sẽ chịu trách nhiệm đào tạo.
2. Lợi ích của hình thức OJT
a. Tăng động lực làm việc của nhân viên
Đào tạo theo hình thức OJT giúp nhân viên gắn bó với doanh nghiệp và có tâm trạng vui vẻ hơn. Theo một khảo sát, có đến 30% số người cảm thấy hào hứng với công việc khi được đào tạo nội bộ; ngược lại, 14% nhân viên không hài lòng khi doanh nghiệp không tổ chức khoá đào tạo nào.
b. Doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân sự tiềm năng để thăng chức cho nhân viên
Bằng việc tổ chức đào tạo tại chỗ cho nhân viên, nhà quản lý có thể xây dựng một đội ngũ nhân sự có chuyên môn, kỹ năng cao. Từ đó, nhà quản lý có thể lọc ra một danh sách những nhân viên trung thành và có năng lực, và cân nhắc họ cho những vị trí trưởng nhóm, quản lý trong tương lai.
c. Tạo điểm cộng cho doanh nghiệp thu hút ứng viên tiềm năng
Doanh nghiệp có tổ chức OJT trong quá trình làm việc được coi như đãi ngộ tốt để thu hút ứng viên, đặc biệt hấp dẫn với những ứng viên muốn tìm một môi trường làm việc có thể hoàn thiện bản thân. Nó cũng cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng phát triển các nhân viên, ngầm thể hiện bằng các cơ hội thăng tiến trong công việc.
3. Các phương pháp đào tạo OJT doanh nghiệp thường áp dụng
a. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kĩ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lí.
Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.
b. Đào tạo theo kiểu học nghề
Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lí thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghể trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kĩ năng của nghề.
Phương pháp này thường dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân. Đây cũng là phương pháp thông dụng nhất ở Việt Nam.
c. Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lí và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lí giỏi hơn.
Có ba cách để kèm cặp:
+ Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp
+ Kèm cặp bởi một cố vấn
+ Kèm cặp bởi người quản lí có kinh nghiệm hơn
d. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lí từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức.
Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc chuyên môn cao hơn trong tương lai.
Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách:
+ Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lí ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ
+ Người quản lí được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ
+ Người quản lí được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn
Có thể thấy, đào tạo theo hình thức OJT có khá nhiều cách thức triển khai, mà trong đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn, kết hợp các hình thức đào tạo tốt nhất để ra được hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan hơn về OJT và hiểu được nên triển khai OJT theo hình thức nào để tối ưu hiệu quả đào tạo cho nhân sự, nâng cao năng suất lao động.
Để đảm bảo hiệu quả triển khai đào tạo OJT, bên cạnh việc xác định hình thức đào tạo và xây dựng nội dung bài bản, sử dụng một phần mềm quản lý sẽ giúp doanh nghiệp triển khai đào tạo có hệ thống, dễ dàng đo lường chất lượng.
LotusLMS – phần mềm quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến của VietED được nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng sử dụng có thể kể đến như: Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,… vì tính năng đa dạng, phục vụ tối ưu cho hình thức đào tạo OJT.
Bên cạnh chất lượng phần mềm, LotusLMS có các gói dịch vụ hợp lý phù hợp với nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Phần mềm được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia người Việt, tự tin mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng doanh nghiệp Việt.
Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm LotusLMS miễn phí ngay tại đây.
Nguồn:
- Go2hr
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân