Ai cũng hiểu việc đào tạo nhân sự là cần thiết ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào. Nhưng một vấn đề quan trọng hơn cả có lẽ doanh nghiệp nào cũng đau đầu đó chính là làm sao để đánh giá được hiệu quả đào tạo, đặc biệt trong trường hợp triển khai trực tuyến. Trong bài viết này, VietED sẽ cùng bạn khám phá mô hình được sử dụng nhiều nhất thế giới để đánh giá hiệu quả khoá học e-learning. Nếu doanh nghiệp của bạn đang triển khai đào tạo nhân viên qua các bài giảng e-learning trên một hệ thống LMS, đừng bỏ qua bài viết hữu ích này.
1. Hệ thống quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến của bạn có đo được hiệu quả?
Để trả lời được câu hỏi trên, hãy thử xem nhanh một vài câu hỏi dưới đây nhé:
1. Hệ thống LMS của bạn có cung cấp chi tiết số liệu về sự tiến bộ của người học không?
2. Hệ thống này có tự động hoá thu thập dữ liệu để phân tích không?
3. Bạn có nhìn ra được hiệu quá của các chương trình đào tạo không?
4. Bạn có phát hiện ra được đâu là nội dung đào tạo tốt nhất không?
5. Hệ thống có cho phép bạn biết được người học đang gặp vấn đề ở đâu không?
5 câu hỏi trên đây sẽ cho phép bạn biết liệu hệ thống LMS của bạn có giúp đo lường hiệu quả khóa học e-learning không. Nếu hầu hết các câu trả lời của bạn là không, đừng do dự tìm đến một nền tảng mới hiệu quả hơn nhé.
2. Làm thế nào để đo lường hiệu quả khoá học e-learning?
Mô hình mà VietED giới thiệu tới bạn có tên gọi là Kirkpatrick – một phương pháp đánh giá được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, được tạo ra bởi tiến sĩ Donald Kirkpatrick, cựu chủ tịch của Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ (ASTD). Mô hình này cho phép bạn đánh giá khách quan một khoá học hay chương trình đào tạo và giá trị của chúng đối với doanh nghiệp.
Xem thêm: Mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
Mô hình Kirkpatrick bao gồm 4 cấp độ:
a. Cấp độ 1 – Phản ứng
Mục tiêu của cấp độ này là xác định cảm nhận của người học về khóa đào tạo. Người học có thích khoá học này không? Họ có thấy nội dung này giúp ích cho công việc không?
· Cách đo lường
Để đánh giá phản ứng của nhân viên, bạn có thể sử dụng các hình thức sau:
– Phỏng vấn trực tiếp;
– Bản khảo sát và bảng câu hỏi in;
– Phiếu thăm dò ý kiến và phản hồi trực tuyến.
· Ở cấp độ này, các chỉ số ở hệ thống LMS thể hiện như thế nào?
Lúc này, hệ thống LMS sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các nội dung khảo sát và đo lường phản hồi của người trả lời. Bạn có thể tạo bảng hỏi trên hệ thống, gửi tới người học và dễ dàng kiểm đếm kết quả.
Trong khảo sát, bạn có thể hỏi các nội dung như:
– Bạn thích điều gì nhất về khóa đào tạo?
– Bạn đã nhận được bao nhiêu thông tin mới?
– Thông tin có hữu ích không? Nó có liên quan đến công việc của bạn không?
– Việc học có bị gián đoạn gì không?
– Bạn có gặp khó khăn khi tham gia khóa học không?
– Kết thúc khoá học, bạn thấy kỹ năng, kiến thức có được cải thiện không?
b. Cấp độ 2 – Kết quả học tập
Mục đích ở cấp độ này là đánh giá nhân viên của bạn có thêm được kiến thức, kỹ năng sau khoá đào tạo không? Họ thu hoạch được gì sau khoá học và có phát triển như bạn kỳ vọng không? Tóm gọn là hiệu quả khóa học e-learning xét với từng cá nhân người học.
· Cách đo lường
Để kiểm tra kiến thức của nhân viên, bạn có thể sử dụng các hình thức sau:
– Tổ chức cuộc thi;
– Các bài kiểm tra và câu đố trực tuyến;
– Nhiệm vụ thực tế hoặc mô phỏng.
· Ở cấp độ này, các chỉ số ở hệ thống LMS thể hiện như thế nào?
Với LotusLMS, bạn có thể đo lường mức độ học tập của nhân viên và theo dõi sự tiến bộ của họ.
a. Tiến độ & Tỷ lệ hoàn thành nội dung đào tạo
Đây là những chỉ số đầu tiên để đo lường hiệu quả ở cấp độ này. Bạn có thể theo dõi tần suất và mức độ hoàn thành nội dung đào tạo của người học.
Mẹo dành cho bạn: Nếu khoá đào tạo đã diễn ra trong 1 thời gian dài, nhưng nhân viên của bạn vẫn chưa hoàn thành xong bài học. Có lẽ họ đang thiếu động lực học. Điều bạn nên làm lúc này là đưa ra một nội dung khảo sát trên LMS, để hiểu rõ nguyên nhân vì sao người học không có hứng thú với nội dung mà bạn đưa ra.
b. Kết quả học
Đây là một trong những thước đo quan trọng nhất, vì nó cho biết tổng quan về hiệu quả của chương trình đào tạo.
Mẹo dành cho bạn: Để đánh giá sự tiến bộ của nhân viên một cách khách quan hơn, hãy sử dụng một bài kiểm tra trước khi đào tạo (pre-test) và sau khóa đào tạo (post-test). Kết quả có được sẽ cho bạn thông tin chi tiết về mức độ cải thiện của người học.
c. Cách người học hoàn thành bài kiểm tra
Bạn có thể xem trong một bài kiểm tra, người học sai ở đâu và họ đã thử làm lại bao nhiêu lần. Số liệu này sẽ giúp bạn hiểu người học kém kiến thức ở nội dung nào. Nếu cần, hãy gửi cho họ tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, bạn nên xem tổng quan câu trả lời của người học. Nếu có một số lượng lớn người học trả lời sai cùng một câu hỏi, khi này, lỗi có thể thuộc về người ra đề. Bạn cần đảm bảo rằng mọi nội dung đưa ra trong câu hỏi đều phải rõ ràng.
c. Cấp độ 3 – Ứng dụng
Sau khi đánh giá kiến thức của người học, điều quan trọng tiếp theo là phải kiểm tra xem họ có đang áp dụng nó ở nơi làm việc hay không. Khoá học có tác động như thế nào đến hiệu suất của nhân viên.
· Cách đo lường
Để đánh giá hiệu quả khóa học e-learning khi được ứng dụng, bạn có thể sử dụng các hình thức sau:
– Bảng câu hỏi tự đánh giá;
– Phỏng vấn với quản lý và đồng nghiệp;
– Khảo sát, xem xét nhận xét hoặc khiếu nại của khách hàng;
– Dữ liệu từ các quy trình làm việc (thời gian giải quyết cuộc gọi, tỷ lệ lỗi, v.v.)
Từ các dữ liệu này, bạn có thể phân tích được những thay đổi của nhân viên sau khoá học.
d. Cấp độ 4 – Kết quả
Ở cấp độ này, bạn cần tìm hiểu xem những thay đổi của nhân viên ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Nhân viên của bạn có làm việc nhanh hơn không? Tỷ lệ có các lỗi phát sinh giảm xuống không? Doanh thu công ty có tăng không?
· Kết quả kinh doanh thường thể hiện ở một số nội dung:
– Giảm chi phí
Ví dụ, MW-Light, một nhà sản xuất lớn về thiết bị chiếu sáng, đã chuyển một phần đào tạo của họ lên mạng. Họ đã tạo ra một chương trình đào tạo gồm 50 khóa học điện tử về kiến thức sản phẩm và 3 chương trình về kỹ thuật bán hàng. Sau 2 năm, công ty đã giảm được 20 lần chi phí đào tạo cho mỗi nhân viên.
– Nâng cao chất lượng
HealthHelp cũng quyết định chuyển một phần chương trình đào tạo của họ sang trực tuyến. Kết quả, họ đã cải thiện hiệu suất của nhân viên, nâng cao mức năng suất với tốc độ nhanh hơn, tăng khả năng giữ chân nhân viên.
– Giảm thời gian
Công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới Johnson & Johnson cũng đạt được kết quả tốt sau khi thay đổi sang phương thức đào tạo trực tuyến.
Công ty cần đào tạo 400 đại diện bán hàng cho các dòng sản phẩm khác nhau. Rất nhiều quản lý nhãn hàng đã đi khắp các khu vực khác nhau để tổ chức các khóa học trực tiếp và chấm điểm các bài kiểm tra của nhân viên theo cách thủ công. Phải mất trung bình ba tháng để đào tạo chứng chỉ.
Nhưng, sau khi chuyển đổi từ kỳ thi trên giấy sang trực tuyến, Johnson & Johnson đã giảm thời gian cấp chứng chỉ từ ba tháng xuống còn hai ngày.
– Thu nhập cao hơn
Để tính được nội dung này, bạn có thể tính tỉ lệ hoàn vốn trong đầu tư (ROI) với công thức như sau:
ROI = (Tổng lợi ích – Tổng chi phí)/Tổng chi phí * 100%
Trong đó, tổng lợi ích được tính là kết quả của việc:
– Tăng doanh số
– Ít xảy ra lỗi
– Tăng sự hài lòng của khách hàng
– Tăng doanh thu
Tổng chi phí bao gồm tất cả các chi phí đào tạo trong 1 giai đoạn:
– Chi phí phần mềm, thiết bị
– Nội dung học
– Chi phí đi lại
– Cơ sở hạ tầng
– Chi phí giảng viên
– Lương của học viên
Ví dụ dễ hiểu:
Sau khi đào tạo, lợi nhuận hàng năm tăng 15.000 đô la. Tổng chi phí cho chương trình học là 6.000 đô la. Vì vậy, bạn có thể tính toán ROI như sau:
ROI (%) = [(15.000 USD – 6.000 USD) / 6.000 USD] * 100 = 150%
Ở đây, ROI 150% có nghĩa là bạn nhận được 1,50 đô la lợi nhuận cho mỗi đô la đầu tư vào đào tạo nhân viên.
Nếu ROI trên 100%, chương trình đào tạo có lợi ích ròng. Còn nếu ROI <100%, chương trình đào tạo đang có chi phí ròng.
Tóm lại, điều quan trọng nhất của một khoá học dù là truyền thống hay trực tuyến, bạn cũng phải chỉ ra rằng, nó đang tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Việc đánh giá chính xác hiệu quả khoá đào tạo nói chung và hiệu quả khóa học e-learning nói riêng sẽ giúp bạn tối đa hoá giá trị của cả người học và công ty.
Lựa chọn một nền tảng LMS với công cụ báo cáo và khả năng khảo sát mở rộng sẽ giúp bạn tự động hoá và rút ngắn quy trình phân tích và đánh giá hiệu quả đào tạo rất nhiều lần. Đăng ký ngay tại đây nếu bạn cũng muốn tối ưu giá trị đào tạo cho tổ chức của mình.