Thu hút và tuyển người đã khó, nhưng làm thế nào để bạn tạo những ấn tượng tốt với những người mới đến, để họ được cảm thấy được chào đón và quan tâm? Theo một nghiên cứu của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực, nếu có trải nghiệm tốt trong quá trình đào tạo nhân viên mới, 69% trong số họ sẽ ở lại và tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.
Nếu bạn đang đắn đo chưa biết bắt đầu từ đâu, bài viết này chính là câu trả lời dành cho bạn! Hãy cùng VietED tìm hiểu thêm về chiến lược 9 bước đào tạo nhân viên mới của một lãnh đạo giỏi – chìa khoá để tạo động lực và giữ chân người tài nhé.
# Bước 1: Lập kế hoạch đào tạo nhân viên mới
Đào tạo không phải vấn đề một sáng, một chiều có thể xong, vì vậy, trước khi nhân viên mới bắt đầu làm việc, bạn hãy dành ra một chút thời gian và lên kế hoạch thật nghiêm túc. Đặt chính mình vào vị trí của họ và tự hỏi khi đó, bạn sẽ cần những gì. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây:
– Những kiến thức hoặc kỹ năng nào người mới sẽ cần có để bắt đầu nhiệm vụ đầu tiên?
– Những loại công việc nào bạn có thể xử lý ngay lập tức (thiết lập địa chỉ email, điền vào giấy tờ, v.v.)?
– Ai là người giỏi nhất trong nhóm của bạn để trả lời các câu hỏi của người mới?
– Bạn muốn nhân viên của mình cảm thấy thoải mái với điều gì khi kết thúc khóa đào tạo ?
Một khi bạn đã trả lời được những câu hỏi đó, hãy chia sẻ ngắn gọn về lịch trình đào tạo với nhân viên mới. Nội dung đào tạo có thể không cần phải quá rắc rối nhưng nên đạt đủ các mục tiêu bạn đặt ra từ đầu.
# Bước 2: Cá nhân hóa các hình thức đào tạo
Mỗi người có một cách tiếp nhận và xử lý thông tin khác nhau. Trước khi bạn bắt đầu, hãy hỏi họ cách họ học tốt nhất để bạn không lãng phí thời gian vào các phương pháp đào tạo không hiệu quả. Để làm được điều này, hãy bắt đầu với những câu hỏi như:
– Nhân viên mới của bạn thích quan sát, lắng nghe hay làm gì khác?
– Họ có cần thời gian để viết ra hoặc thử thực hành không?
– Họ làm việc cá nhân hay làm việc nhóm tốt hơn?
Đáp án của những câu hỏi trên sẽ giúp bạn có hình thức đào tạo phù hợp với người mới.
# Bước 3: Đào tạo nhân viên mới cần đi chậm
Đào tạo thường có thể cảm thấy giống như một cuộc đua marathon cho cả bạn và nhân sự mới. Thay vì cố gắng nhồi nhét lượng thông tin của 1 năm vào một tuần, hãy biến việc đào tạo thành một quá trình từ từ, liên tục. Chia các chủ đề lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Trong các buổi đào tạo luôn có giờ nghỉ để nhân viên của bạn có thể xử lý được lượng thông tin vừa học. Và đừng quên khuyến khích người mới đặt câu hỏi để đảm bảo họ hiểu những gì bạn đang dạy.
# Bước 4: Khuyến khích thành viên trong nhóm đào tạo người mới
Bạn không cần thiết phải là người chịu trách nhiệm toàn bộ đối với nội dung đào tạo một nhân viên mới. Điều này sẽ dễ dàng và đỡ mất thời gian của bạn hơn, nếu bạn biết chia sẻ và khuyến khích các thành viên kì cựu khác trong nhóm tham gia vào việc đào tạo người mới đến. Từ đó, việc đào tạo cũng trở nên dễ dàng hơn với người mới, biết thêm nhiều kỹ năng chuyên môn và dễ dàng hoà đồng với các thành viên cũ trong nhóm.
# Bước 5. Tận dụng công nghệ để tăng hiệu quả đào tạo
Ngày nay, quá trình đào tạo đã phát triển lên tầm cao mới, vượt xa thời phòng họp, bảng và bút. Có thêm sức mạnh của công nghệ sẽ giúp bạn tiết kiệm được lượng thời gian đào tạo khổng lồ và thúc đẩy tốc độ học việc của nhân viên mới.
Điển hình là các video đào tạo về văn hoá doanh nghiệp hay các kỹ năng chuyên môn. Thay vì mất hàng giờ đồng hồ đào tạo của cả nhân viên và lãnh đạo, những người mới đến hoàn toàn có thể tự xem video giới thiệu doanh nghiệp, diễn giảng kỹ năng hay các thao tác kỹ thuật.
Sử dụng phần mềm quản lý công việc, cung cấp cho nhân viên mới của bạn những quyền hạn thuộc chuyên môn để họ có thể nắm được quy trình làm việc luôn.
Dùng nền tảng quản lý học tập để kiểm soát được việc đào tạo đang diễn ra như thế nào, nhân viên của bạn đang học đến đâu. Bạn có thể đọc thêm thông tin về nền tảng quản lý học tập tại đây.
Đừng ngại việc tìm hiểu và bắt đầu những phần mềm mới. Chắc chắn những công cụ này sẽ giúp nhân viên của bạn tăng tốc rất nhanh trong quãng thời gian mới nhận việc.
# Bước 6. Đừng quên về văn hóa đội nhóm
Khi triển khai đào tạo, hãy nghĩ về những gì bạn mong đợi từ nhân viên mới để trở thành một phần của văn hóa đội nhóm:
– Những giá trị cốt lõi nào họ nên chia sẻ?
– Những hành vi và thái độ nào bạn muốn trở thành chuẩn mực?
Hãy linh động đưa các nội dung này vào nội dung đào tạo để nhân viên của bạn cảm thấy học như không học nhưng vẫn thấm nhuần được văn hoá công ty, đội nhóm.
# Bước 7. Tăng khả năng tương tác ở nhóm nhỏ
Là thành viên mới nhất của một nhóm có thể sẽ khá căng thẳng khi họ muốn tạo ấn tượng tốt đầu tiên mà không mắc phải bất kỳ sai lầm lớn nào. Bằng cách đưa người mới vào một nhóm nhỏ không quá 3 – 5 người, bạn sẽ giúp giảm bớt áp lực cho họ.
Khi đó mọi thành viên trong nhóm, dù họ là người hướng nội, hướng ngoại, quản lý kỳ cựu hay người mới đến đều có cơ hội thảo luận về các ý tưởng mới, đưa mọi người đến gần nhau hơn.
# Bước 8. Khắc phục sự cố trong quá trình đào tạo nhân viên mới
Có thể quá trình đào tạo nhân viên mới không diễn ra như bạn mong đợi hay còn những nội dung chưa ưng ý, đừng lo lắng quá, hãy bình tĩnh và điều chỉnh lại quy trình.
- Điều gì khiến bạn cảm thấy chưa hài lòng?
- Điều gì bạn muốn được phát triển thêm?
- Đâu là những sự cố đáng tiếc không nên có?
Câu hỏi trên bạn có thể có được câu trả lời từ chính bản thân cũng như nhân viên của bạn. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh lại quy trình phù hợp hơn trong thời gian đào tạo còn lại và những đợt khác trong tương lai.
# Bước 9. Đưa ra đánh giá về hiệu quả làm việc của nhân viên mới
Khi nhân viên của bạn bắt đầu quen với guồng công việc và cảm thấy thoải mái hơn trong công ty, hãy đưa ra phản hồi về hiệu quả làm việc của họ. Bạn đừng ngại việc khen ngợi những công việc họ đang làm tốt cũng như đưa ra những lời khuyên trong những lĩnh vực họ cần cải thiện.
Trên đây là 9 bước hiệu quả nhất thường được các lãnh đạo tài năng dùng để đào tạo nhân viên mới. Hi vọng với 9 bước này, bạn sẽ đúc rút được quy trình đào tạo hiệu quả cho không chỉ một mà hàng nghìn các nhân viên khác kế cận bạn.
Để quá trình đào tạo diễn ra bài bản hơn, như đã đề cập trong bài viết, việc sử dụng thêm một phần mềm quản lý đào tạo là điều cần thiết – tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cơ hội giữa tập trung chuyên môn và tham gia đào tạo, chúng tôi tin chắc, bạn sẽ có quyết định đúng đắn. LotusLMS – phần mềm quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến của VietED được nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng sử dụng có thể kể đến như: Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…
Bên cạnh chất lượng phần mềm, LotusLMS có các gói dịch vụ hợp lý phù hợp với nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Phần mềm được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia người Việt, tự tin mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng doanh nghiệp Việt.
Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm LotusLMS miễn phí ngay tại đây.
Tham khảo Doanh nghiệp làm gì để đánh giá hiệu quà khóa học E-learning?