Doanh nghiệp tiêu tốn bao nhiêu ngân sách để đào tạo một nhân viên mới?
Nhân viên là xương sống của doanh nghiệp. Nhưng để thực hiện theo những yêu cầu bạn đặt ra, trước tiên, họ phải nắm vững những kiến thức liên quan tới công việc. Hay nói cách khác, họ cần được đào tạo.
Nói không ngoa, để đào tạo nhân viên, doanh nghiệp sẽ phải trả một cái giá khá đắt ban đầu. Nhưng đó lại là điều cần thiết để bạn có thể phát triển đội ngũ, giữ chân nhân tài và cạnh tranh với doanh nghiệp khác.
1. Vậy đào tạo một nhân viên mới, doanh nghiệp thường tiêu tốn bao nhiêu tiền?
Theo báo cáo Đào tạo năm 2017, các doanh nghiệp tại Mỹ đã chi trung bình $1,075/nhân viên. Đây có vẻ là một con số khá nhỏ. Nhưng thực tế, nó đã tăng $200 so với năm trước. Điều này nghĩa là, so với năm 2016, tổng chi phí đào tạo này đã tăng 33% tương đương với 91 tỉ đô la vào năm 2017.
Tuy nhiên, bên cạnh tiền bạc, thời gian cũng là thứ bạn sẽ phải đánh đổi trong quá trình đào tạo. Theo báo cáo của Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ, các nhà tuyển dụng trung bình dành 33,5 giờ đào tạo/ nhân viên.
2. Các chi phí tiềm ẩn khi đào tạo nhân viên mới
Chi phí tiềm ẩn thường ít khi được tính vào ngân sách đào tạo. Đôi khi, các khoản này được tính là chi phí kinh doanh hoặc không được nhắc đến:
– Thời gian làm thủ tục hành chính: Một nhân viên mới vào công ty cũng đồng nghĩa với việc, cả bộ phận nhân sự và nhân viên mới đó sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để thực hiện xong các thủ tục giấy tờ cần thiết bao gồm các biểu mẫu, văn bản về phúc lợi, thuế và bảo hiểm,…
– Chuyển việc sớm: Điều này xảy ra khi một nhân viên được đào tạo nhưng họ lại nghỉ việc ngay sau 6 tháng hoặc thậm chí nhanh hơn thế.
– Năng suất thấp trong quá trình đào tạo: Đây chính là lí do vì sao bạn cần phải đào tạo để họ có thể làm việc tốt hơn ở vị trí của mình.
– Trang thiết bị văn phòng dành cho nhân viên mới: Đây có thể là một khoản chi phí để nhân viên mới có thể bắt tay vào làm việc: máy in, máy tính xách tay, sổ, bút cùng những vật dụng cơ bản khác.
– Thời gian của người quản lý: Nhân viên mới thường được quản lý quan tâm, động viên nhiều hơn. Điều này phần nào ảnh hưởng đến công việc của người quản lý vì họ sẽ phải dành thời gian với nhân viên mới.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đào tạo nhân viên mới
Tuy ở phần 1, chúng ta đã có một con số trung bình cho việc đào tạo nhân viên mới. Nhưng con số này thường không giống nhau ở các doanh nghiệp cụ thể vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, có thể kể đến như:
– Quy mô công ty
– Kỹ năng của nhân viên
– Loại hình đào tạo
– Năng suất lao động bị mất đi
…
Các yếu tố này được giải thích cụ thể như sau:
a. Quy mô công ty
Một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đào tạo đó chính là quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên càng thấp. Doanh nghiệp càng nhỏ, chi phí càng cao. Bởi khi có ít người hơn, việc đào tạo sẽ gây gián đoạn nhiều hoạt động hơn. Chính vì vậy, đa số doanh nghiệp nhỏ sẽ ít chú trọng vào việc đào tạo, không chỉ riêng Việt Nam, đây còn là xu hướng khá rõ trên thế giới.
Tại châu Âu, các công ty ít hơn 20 thành viên chỉ dành 1,5% chi phí lao động cho việc đào tạo, trong khi mức trung bình là 2,3%. Chỉ 1/3 các công ty nhỏ ở Australia đào tạo nhân sự bài bản, trong khi đó tỉ lệ ở doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn lần lượt là 70% và 98%.
Ở Bắc Mỹ, tình hình cũng không khá hơn. Doanh nghiệp lớn từ 500 nhân sự trở lên có tỷ lệ được đào tạo cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp có ít hơn 20 thành viên.
b. Bộ kỹ năng của nhân viên
Một cách dễ hiểu, mỗi nhân viên sẽ có những kỹ năng khác nhau. Kể cả khi cả hai nhân viên có cùng một trình độ kiến thức và một bộ kỹ năng tương tự, nhưng sẽ có người học nhanh hơn người còn lại. Do đó, chi phí nâng cao kỹ năng của hai người để lên cùng 1 trình độ giống nhau cũng sẽ khác nhau.
Những người tiếp thu kém hơn hoặc có khoảng cách kỹ năng lớn hơn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian hơn để đạt được yêu cầu, dẫn đến chi phí cũng lớn hơn.
c. Loại hình đào tạo
Doanh nghiệp sử dụng các loại hình đào tạo khác nhau cũng sẽ có mức chi trả khác nhau.
Doanh nghiệp thiên về đào tạo theo hình thức truyền thống, mời chuyên gia từ các tổ chức bên ngoài. Khi đó, ngân sách lớn nhất của bạn sẽ là khoản phải thuê chuyên gia.
Nếu doanh nghiệp thường áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ. Chi phí mà doanh nghiệp phải trả là khoảng thời gian để người mới ngồi học việc cũng như thời gian và công việc của người hướng dẫn bị ảnh hưởng vì phải kèm cặp người mới.
Nếu bạn chọn đào tạo nhân viên theo hình thức trực tuyến. Chi phí doanh nghiệp phải trả là khoản đầu tư cho các dịch vụ và công nghệ mới phục vụ cho việc đào tạo trực tuyến bao gồm các nền tảng đào tạo trực tuyến, các công cụ đào tạo từ xa và hệ thống quản lý đào tạo như LotusLMS.
d. Năng suất lao động bị mất đi
Khi bạn đào tạo nhân viên mới hoặc có một bộ phận nhân viên tham gia đào tạo, năng suất tương ứng bị sụt giảm. Bởi thay vì dành thời gian phát triển công ty, bạn lại đang đi đào tạo cho nhân viên mới. Phần năng suất bị mất đi được tính là thời gian dành cho việc đào tạo và số lượng người tham gia vào các buổi đào tạo ấy.
Điều này được giải thích đơn giản hơn như sau:
Bạn mới tuyển 2 nhân viên kinh doanh mới. Bạn yêu cầu trưởng phòng kinh doanh đào tạo 2 người này trong 1 tuần. Thông thường, nếu tập trung làm việc, trưởng phòng kinh doanh sẽ mang lại 100.000.000 mỗi tuần. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn có thể mất 100.000.000 đó bởi thời gian của họ đang được sử dụng để đào tạo nhân viên mới.
4. Làm thế nào để tính được chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên?
Để xác định chi phí đào tạo trên một nhân viên, bạn cần liệt kê được các khoản phí như:
– Tài liệu và thiết bị đào tạo
– Mất năng suất (Lương được trả trong quá trình đào tạo)
– Thanh toán cho các khoản đào tạo từ bên ngoài (chuyên gia thuê ngoài)
Khi đó công thức là:
Chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên = Tổng chi phí đào tạo/Số lượng nhân viên mới
Lưu ý: Công thức này mặc định công ty chỉ đào tạo nhân viên mới, chưa tính đến đào tạo chuyển cấp, định kỳ.
Ví dụ:
Trong quý 1 vừa qua, doanh nghiệp tuyển dụng 5 nhân viên mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có chi trả các khoản sau: 10.000.000 cho tài liệu đào tạo, 20.000.000 cho máy tính xách tay mới và 50.000.000 cho năng suất bị mất.
Khi đó, chi phí đào tạo trên 1 nhân viên = (10.000.000+50.000.000+20.000.000)/5 = 30.000.000
Doanh nghiệp chi trung bình 30.000.000/nhân viên.
5. Vậy doanh nghiệp có nên đầu tư ngân sách để đào tạo nhân sự không?
Sau khi nhẩm được chi phí đào tạo, không ít doanh nghiệp sẽ khá choáng váng vì ngân sách đào tạo khá lớn. Nhưng đào tạo nên được coi là một khoản đầu tư hơn là chi phí. Bởi những nhân viên được đào tạo chuyên môn cao sẽ càng có giá trị hơn theo thời gian. Đó là lí do vì sao đầu tư nâng cao kỹ năng cho nhân viên hiện tại sẽ thông mình hơn là việc tìm kiếm tài năng mới.
Đọc thêm về: Đào tạo nhân sự để giảm chi phí tuyển dụng nhân sự mới
Chỉ cần một sự cải thiện nhỏ trong kiến thức và kỹ năng của nhân viên cũng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng giá trị và thúc đẩy lợi nhuận hơn rất nhiều. Điều này có thể thấy qua số liệu tại báo cáo Đào tạo Mỹ 2020, các công ty cung cấp chương trình đào tạo toàn diện có thu nhập trên mỗi nhân viên cao hơn 218% và tỷ suất lợi nhuận cao hơn 24%.
Vì vậy, thay vì xem đào tạo như một chi phí bạn phải bỏ ra, hãy coi đây là một khoản đầu tư có ích cho doanh nghiệp. Những người hưởng lợi trước mắt của việc đào tạo là nhân viên, nhưng về lâu dài, đó là khoản đầu tư sinh lời cho công ty của bạn. Bạn chỉ có thể mong nhận được lợi nhuận nếu bạn đầu tư. Và khi nói đến đào tạo, những gì bạn đầu tư sẽ nảy nở gấp mười lần.
Vậy bạn đã sẵn sàng đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp mình hay chưa?
Xu hướng đào tạo trong doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19
Bài viết được viết và phân tích dựa trên nhiều báo cáo số liệu từ các tổ chức nghiên cứu đào tạo và phát triển tại Mỹ. Số liệu được cập nhật mới nhất đến năm 2019 và 2020.
1. Ngân sách đào tạo bình quân của doanh nghiệp thay đổi sau Covid-19
Theo Báo cáo Đào tạo 2020 của Tạp chí Đào tạo, chi phí đào tạo bình quân của doanh nghiệp tại Mỹ là 25,6 triệu VNĐ/nhân viên năm 2020, ít hơn 4 triệu VNĐ/nhân viên trong năm 2019.
Nhưng nếu chia theo quy mô doanh nghiệp, ta sẽ thấy, số liệu này còn thú vị hơn nhiều.
Cụ thể, các công ty nhỏ (quy mô 100 – 999 nhân viên) đã tăng đào tạo cho mỗi nhân viên lên 38 triệu vào năm 2020 từ 34 triệu năm 2019. Trong khi đó, các công ty quy mô vừa (quy mô 1000 – 9999 nhân viên) lại giảm được khoảng 30% chi phí đào tạo cho một nhân sự từ 19 triệu trong năm 2019 xuống chỉ còn 13 triệu năm 2020. Các công ty lớn cũng giảm đến 40% chi phí đào tạo/nhân viên từ 35 triệu năm 2019 xuống chỉ còn 21 triệu năm 2020. Các số liệu này được cho rằng bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19.
Cũng theo báo cáo của Tạp chí Đào tạo, tổng chi phí đào tạo tại Mỹ trong 2 năm 2019 và 2020 đã giảm từ 83 tỷ đô la xuống còn 82.5 tỉ đô la. Sự sụt giảm này đến từ việc giảm biên chế nhân viên đào tạo bao gồm việc sa thải và cắt giảm nhân sự. Thay vào đó, các doanh nghiệp lại tăng chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ bên ngoài như dịch vụ tư vấn, mua các nội dung có sẵn và áp dụng công nghệ mới. Đáng ngạc nhiên là chi tiêu cho cơ sở vật chất và trang thiết bị lại tăng lên.
Trong 2 năm trở lại đây, chi phí đào tạo trung bình ở các công ty quy mô vừa giảm từ 20,7 tỉ VNĐ xuống còn 18,6 tỉ VNĐ. Trong khi các công ty lớn tăng tổng chi phí đào tạo từ 408 tỉ VNĐ lên đến 507 tỉ VNĐ. Còn các công ty nhỏ tăng từ 8,4 tỉ VNĐ lên 11,6 tỉ VNĐ.
Khi được hỏi cụ thể về những loại sản phẩm và dịch vụ đào tạo mà các doanh nghiệp dự kiến sẽ mua trong năm tới, 41% lựa chọn mua hệ thống quản lý học tập. Tiếp sau đó là các công cụ và hệ thống học trực tuyến với 40%; 37% tiếp theo dành cho các công cụ soạn giảng và 34% lựa chọn công cụ phát triển nội dung.
Có thể thấy, quy mô doanh nghiệp càng lớn, chi phí đào tạo càng có sự biến động đáng kể. Hậu đại dịch Covid-19, đa phần các doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển mình sang hướng đào tạo trực tuyến, quan tâm đầu tư hơn đến các công cụ và công nghệ mới phục vụ cho việc đào tạo, họp hành từ xa.
2. Thời gian đào tạo nhân viên có nhiều biến động đáng kể
Có một điều đáng ngạc nhiên là ngay cả khi chi tiêu ít hơn cho mỗi người học, nhưng các doanh nghiệp lại cung cấp nhiều giờ đào tạo hơn năm trước. Cụ thể, năm 2020, các doanh nghiệp dành trung bình 55.4 giờ cho việc đào tạo thay vì 42.1 giờ như năm 2019.
Một lần nữa, lại có sự thay đổi giờ đào tạo cực bất ngờ theo quy mô doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong biểu đồ sau:
Trong đó, các công ty lớn đã tăng thời lượng đào tạo từ 38.8 giờ/nhân viên lên một con số đáng ấn tượng là 102.6 giờ năm 2020, trong khi chi phí đào tạo/nhân sự lại giảm. Với các công ty nhỏ, dù chi phí đào tạo trên 1 nhân sự tăng, nhưng giờ đào tạo lại bị cắt giảm từ 49.8 giờ xuống còn 41.7 giờ. Và với các công ty quy mô trung bình, thời lượng tăng từ 33.9 giờ lên 34.7 giờ, chi phí đào tạo giảm.
Với các doanh nghiệp cắt giảm ngân sách đào tạo, 67% lấy lí do đại dịch Covid-19 khiến họ buộc phải giảm giờ học và 24% đến từ việc giảm nhân viên đào tạo.
Trái lại, các doanh nghiệp tăng ngân sách trong 2 năm này, 64% cho biết họ cần tăng quy mô đào tạo, 47% đầu tư vào thiết bị công nghệ mới và 46% bổ sung thêm nhân viên đào tạo. Khi được hỏi ưu tiên đào tạo cao nhất của các doanh nghiệp này trong năm 2020, trưởng phòng L&D trả lời rằng họ muốn cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả của chương trình đào tạo. Đây chắc hẳn là mong muốn của không chỉ một số nhỏ doanh nghiệp.
3. Hình thức đào tạo nào đã được thực hiện vào năm 2020?
Có một số xu hướng đáng chú ý về các hình thức đào tạo được thực hiện vào năm 2020. Các hình thức học tập kết hợp giữa trực tuyến và truyền thống tăng 5% từ 28% lên 33% năm 2020.
Dù đào tạo truyền thống tại lớp học có giáo viên hướng dẫn vẫn đi đầu với tổng số 40% giờ học. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận có một sự thay đổi lớn trong hành vi học trực tuyến. Trong đó, học tập trong lớp học ảo tăng 8% năm 2019 lên 23% năm 2020. Tỉ lệ đào tạo qua thiết bị di động tăng gấp đôi từ 5% lên 10% trong năm 2020.
5. Nhân viên muốn học gì?
Trong một cuộc khảo sát với hơn 500 chuyên gia toàn cầu của Edemy for Business, nâng cao kỹ năng cho nhân viên là ưu tiên hàng đầu. Theo báo cáo của PwC, 79% CEO trên toàn thế giới lo ngại rằng việc nhân sự thiếu các kỹ năng thiết yếu đe doạ tới sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Theo đó, báo cáo này cũng lưu ý rằng, phần lớn nhân viên muốn được đào tạo thêm về các kỹ năng quản lý thời gian, tập trung, kỷ luật tự giác cũng như các kỹ năng lắng nghe và giao tiếp trong kinh doanh.
Ngoài ra, trong báo cáo Học tập tại nơi làm việc năm 2020 của LinkedIn, các chuyên gia L&D cho rằng các kỹ năng ưu tiên cao nhất lần lượt là lãnh đạo và quản lý chiếm 57%, tư duy và giải quyết vấn đề sáng tạo chiếm 42% và giao tiếp là 40%.
Tất cả số liệu này cho thấy rằng, ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên ngành, doanh nghiệp cần có cách tiếp cận toàn diện với nhu cầu đào tạo của nhân viên. Các kỹ năng mềm được ưa chuộng hơn các kiến thức chuyên ngành.
Trên đây là toàn bộ số liệu mà chúng tôi đã tổng hợp được từ các báo cáo đào tạo trên thế giới trong 2 năm gần đây. Các số liệu này đã cho chúng ta thấy có sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực đào tạo và phát triển. Nhân sự cần được chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm nhiều hơn thay vì các kỹ năng chuyên ngành cứng nhắc. Doanh nghiệp sau đại dịch cũng bắt đầu thay đổi hành vi, quan tâm thật sự đến các công cụ, công nghệ phục vụ đào tạo trực tuyến. Thế giới đang thay đổi, còn doanh nghiệp của bạn đang ở đâu?
Tại VietED, chúng tôi cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp và tư vấn mô hình đào tạo phù hợp nếu bạn vẫn còn đắn đo. Đăng ký và trải nghiệm ngay tại đây, VietED luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
5 dấu hiệu cho biết doanh nghiệp của bạn cần đào tạo trực tuyến
Đào tạo nhân sự là vấn đề doanh nghiệp nào cũng đau đầu. Đó chính là lí do vì sao, mỗi năm, các doanh nghiệp tiêu tốn đến 10% doanh thu vào công tác đào tạo.
Từ lâu, các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục quen dần với hình thức đào tạo truyền thống theo kiểu tập trung. Nhưng đã đến lúc, chúng ta nên có cái nhìn công bằng hơn với đào tạo trực tuyến bởi những ưu điểm tuyệt vời mà hình thức này mang lại: giải quyết được vấn đề thời điểm, đại lý chi nhánh cũng như hàng nghìn áp lực khác,…
Vậy làm sao có thể biết được doanh nghiệp của bạn cần đào tạo trực tuyến? Trong bài viết này, VietED sẽ gợi ý 5 dấu hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra, thời điểm bạn cần chuyển đổi sang hình thức này.
1. Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, phân tán về mặt địa lý
Đa số doanh nghiệp đều muốn nhân viên làm việc cùng một múi giờ, tuyển người ở cùng một thành phố. Nhưng cũng có những doanh nghiệp đặc thù có cơ cấu nhân sự không giống như trên, cụ thể như:
+ Công ty đa quốc gia: nhân viên làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, làm việc không cùng múi giờ.
Đọc thêm: Toyota và cách tháo gỡ bài toán đào tạo nhân sự toàn châu Âu
+ Công ty làm theo ca kíp: nhân viên làm việc không đồng bộ về thời gian, hoặc có bộ phận làm tại công ty, có bộ phận làm tại nhà.
+ Công ty có quy mô toàn quốc: nhân viên làm việc ở các chi nhánh, tỉnh thành khác nhau.
Khi đó, việc đảm bảo mọi nhân viên được đào tạo với cùng một nội dung và thời điểm như nhau là điều cực kỳ khó khăn. Bạn chỉ có thể bắt buộc phần lớn nhân viên tham gia khoá đào tạo thay vì tất cả. Chính vì vậy, lúc này, ứng dụng e-learning là giải pháp vô cùng hữu hiệu để mọi nhân viên có thể truy cập học bất cứ lúc nào. Kể cả học cùng thời điểm hay không, họ đều tham gia được khoá học bởi nó được thiết kế phù hợp với thời gian của tất cả mọi người. Mọi tương tác, trao đổi học tập đều được lưu lại và giải đáp gọn ghẽ. Vấn đề về thời gian hay địa lý giờ chỉ còn là số 0.
2. Doanh nghiệp của bạn cần cắt giảm chi phí đào tạo
Triển khai đào tạo tập trung thường mất một khoản ngân sách không hề nhỏ với doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, nhu cầu đào tạo và thuê chuyên gia càng cao. Để đạt được hiệu quả như kỳ vọng, bạn sẽ phải tìm kiếm một chuyên gia – người có đủ năng lực cũng như kiến thức chuyên môn. Nếu may mắn, người ấy đang làm việc tại doanh nghiệp, khoản phí phải trả là cực kỳ thấp. Nhưng ngược lại, chi phí này sẽ chiếm đến 80% ngân sách bao gồm cả việc đài thọ việc ăn ở, đi lại của chuyên gia.
Ngoài chi phí trên, bạn cũng sẽ phải cân nhắc đến các khoản phát sinh dành cho nhân viên và quản lý khi tham gia đào tạo, chi phí phòng ốc cũng như in ấn tài liệu. Đó sẽ là khoản ngân sách không nhỏ mà doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra hàng năm cho mỗi lần triển khai đào tạo, trong khi không thể đo lường chính xác được hiệu quả thực sự sẽ mang lại.
Lúc này, e-learning sẽ là giải pháp cứu cánh giúp bạn giảm thiểu những chi phí này. Chỉ cần đầu tư ban đầu, số hoá toàn bộ nội dung đào tạo, nhân viên của bạn có thể học vào bất cứ thời gian nào mà không cần đến địa điểm đào tạo cố định. Bạn cũng chỉ cần thuê chuyên gia một lần, ghi hình lại để sử dụng cho những lần sau. Đó chính là lí do vì sao khi nhắc đến việc triển khai e-learning, bạn thường được nghe đến việc “Đầu tư 1 lần, sử dụng mãi mãi”. Hiệu quả đào tạo không đổi trong khi chi phí cắt giảm đáng kể.
3. Bạn cần đẩy nhanh tiến độ đào tạo
Doanh nghiệp của bạn nhận thấy mình đã mất quá nhiều thời gian để toàn bộ nhân viên hiểu về sản phẩm? Bạn muốn trong 1 tuần, tất cả các chi nhánh ở miền Bắc, Trung và Nam có thể thành thục với kỹ thuật mới thay vì 3-4 tháng đào tạo tập trung như hiện tại?
Các công ty liên tục ra mắt sản phẩm mới với các chính sách và công nghệ mới. Các văn bản thay đổi quy trình, hệ thống cũng cũng được cập nhật hàng ngày.
Rút ngắn thời gian đào tạo, nhanh chóng tung ra một đội ngũ nhân viên biết sản phẩm và hiểu khách hàng là cách duy nhất để bạn có thể cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
Lúc này, e-learning sẽ là vũ khí duy nhất để bạn có thể hoàn thành kỳ vọng ấy. Thay vì mất đến nửa năm để cử chuyên gia đi khắp các tỉnh thành đào tạo các chi nhánh nhỏ, hàng tháng về địa phương đào tạo đại lý; triển khai e-learning, thời gian đào tạo được rút ngắn chỉ còn tính bằng giờ đồng hồ. Các chuyên gia của bạn cũng không phải đi đâu xa nhưng vẫn hoàn thành tiến độ đào tạo hàng nghìn nhân sự.
4. Doanh nghiệp thường tuyển mới nhiều, áp lực đào tạo cao
Với một số doanh nghiệp ngành nghề đặc thù như tài chính, bảo hiểm, việc tuyển mới nhân sự diễn ra tính theo tuần. Bộ phận đào tạo không thể ngày nào cũng truyền đạt cho từng thành viên. Biện pháp lý tưởng từ trước tới nay đa số doanh nghiệp vẫn áp dụng là gom đủ số lượng nhân viên mới và tổ chức đào tạo vào 1 buổi. Thoạt đầu, nghe có vẻ rất hợp lý cũng như giảm nhiều chi phí, thời gian, nhân sự tổ chức. Nhưng nếu công việc này có tính chất thường xuyên, tuần nào cũng vậy, tháng nào cũng thế, năm này qua năm khác, bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng e-learning!
Bởi e-learning có thể giúp bạn giải bài toán đào tạo tần suất cao hoàn toàn dễ dàng.
Nhân viên mới không mất thời gian chờ đào tạo, bộ phận đào tạo cũng không phải đau đầu sắp xếp đủ người, lên lịch và bố trí giáo viên. Việc họ phải làm sẽ chỉ là cấp tài khoản học dành cho nhân viên mới. Bất kỳ người nào cũng được trải nghiệm đào tạo về doanh nghiệp và sản phẩm ngay từ buổi đầu đi làm. Không chỉ rút ngắn thời gian chờ, giảm thời gian đào tạo của chuyên viên, mà còn mang lại tinh thần và cảm giác tích cực của người mới với doanh nghiệp.
5. Bạn cần nhân viên biết chính xác tuyệt đối các chính sách và kiến thức nghiệp vụ
Mỗi doanh nghiệp đều có những chính sách cũng như chương trình đào tạo bắt buộc. Trong đó, khối Y tế buộc nhân viên phải hiểu rõ công việc cũng như kiến thức chuyên môn; khối Tài chính ngân hàng, buộc phải nắm được các thông tư, thay đổi hiện hành,…
Trong những trường hợp này, e-learning thực sự là công cụ lý tưởng có thể giúp các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ từng đơn vị kiến thức được tiếp nhận. Bạn có thể quy định nhân viên học các bài giảng trực tuyến theo lộ trình và buộc họ phải hoàn thành bài kiểm tra mới được cấp chứng chỉ. Ngoài ra, khi có quy định, chính sách thay đổi, bạn hoàn toàn có thể thông báo tới toàn thể nhân viên một cách nhanh chóng để cập nhật kiến thức mới.
Như vậy, việc quản lý nhân viên nắm được các đơn vị kiến thức được kiểm soát hoàn toàn, trong khi thao tác triển khai được tối giản, không mất quá nhiều thời gian.
Chắc hẳn đến đây, mỗi doanh nghiệp cũng đã có những quyết định riêng của mình, liệu đã đến thời điểm chuyển đổi đào tạo trực tuyến hay chưa. Dù đào tạo theo hình thức nào, mục tiêu tối thượng của doanh nghiệp vẫn là phát triển bền vững và có hiệu quả về lợi nhuận. Chắc chắc, sẽ cần sự tham vấn, tính toán thiệt hơn giữa những hình thức đào tạo này, nhưng chúng tôi tin chắc, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn khi thực sự suy nghĩ nghiêm túc về công tác đào tạo nhân sự.
Tại VietED, chúng tôi cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp và tư vấn mô hình đào tạo phù hợp nếu bạn vẫn còn đắn đo. Đăng ký và trải nghiệm ngay tại đây, VietED luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Vì sao doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo nhân sự?
Đào tạo nhân sự đã không còn quá xa lạ với đại đa số doanh nghiệp hiện nay. Dù bài bản hay không, chắc hẳn, các doanh nghiệp nào cũng đã và đang bắt tay vào công tác triển khai đào tạo.
Trong bài viết này, VietED điểm danh 4 lợi ích của việc đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. Không chỉ giúp nhân sự làm việc thông minh hơn, mà việc đào tạo còn gián tiếp giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.
1. Làm cho nhân viên hạnh phúc hơn
Không tự nhiên mà một doanh nghiệp thành công luôn có một tập thể hạnh phúc. Nếu nhân viên của bạn tin vào sự thành công của doanh nghiệp cũng như những giá trị đào tạo và cơ hội thăng tiến tại nơi làm việc hiện tại, họ sẽ an tâm hơn và cống hiến nhiều hơn cho công việc.
Mới đây, PwC đã triển khai một cuộc khảo sát về việc “Người đi làm cảm thấy đâu là điểm hấp dẫn của một doanh nghiệp?”. Kết quả cho thấy: 52% nhân viên lựa chọn cơ hội về thăng tiến; 44% chọn chế độ lương thưởng cạnh tranh và 35% cho rằng được tham gia các chương trình đào tạo phát triển cá nhân khiến họ thấy hấp dẫn nhất. Số nhỏ còn lại tin rằng chế độ đãi ngộ, thời gian làm việc linh hoạt,… giúp họ gắn kết với công ty hơn.
Ngược lại, những nhân viên không được cung cấp chương trình đào tạo sẽ cảm thấy rằng họ ít được trọng dụng. Về lâu dài, họ sẽ có cảm giác chán chường và tự động xa rời công ty mình đang gắn bó. Khi đó, công việc họ làm sẽ chỉ mang tính chống đối, làm qua ngày cho xong việc.
Cũng không ít một số bộ phận lãnh đạo có suy nghĩ, đào tạo nhân sự đồng nghĩa với việc tạo cơ hội để nhân viên “nhảy” việc. Vì khi nhân viên tự cho rằng họ giỏi hơn, được trang bị kiến thức nhiều hơn, họ sẽ muốn thử sức ở một môi trường mới, công việc mới tốt hơn. Nhưng điều này chưa hẳn đã đúng. Bởi với một chương trình đào tạo phù hợp, một chế độ hợp lý, nhân viên của bạn sẽ tự động thấy họ được đánh giá cao và cảm thấy hạnh phúc hơn khi phát triển ở môi trường hiện tại.
Một nghiên cứu của IBM tiết lộ rằng, những nhân viên cảm thấy không được thăng tiến, không thể phát triển ở công ty hiện tại, có nguy cơ nghỉ việc cao gấp 12 lần.
2. Giảm chi phí tuyển dụng nhân sự mới
Không có đào tạo về doanh nghiệp, sản phẩm hay các kỹ năng làm việc khiến người đi làm cảm thấy họ không được đánh giá cao trong công việc. Khi đó, họ hoàn toàn có thể nghỉ việc hoặc bị sa thải vì hiệu quả công việc kém. Dù biện pháp linh hoạt nhất lúc này là lập tức tuyển dụng một nhân sự mới, nhưng bạn phải biết điều này: thuê 1 nhân sự mới có thể tốn tới 30% mức lương của công việc đó/năm. Ví dụ, trung bình một nhân viên ở vị trí sale có thể nhận được mức lương là 10.000.000/tháng tương đương với 120.000.000vnđ/năm. Nhưng chi phí để bạn tìm ra một nhân viên phù hợp với vị trí này có thể lên đến 45.000.000vnđ.
Trong khi đó, việc đào tạo cho một nhân viên hiện tại chỉ mất vài triệu, hoặc thậm chí ít hơn như vậy rất nhiều. Ngay cả khi, việc tuyển mới nhân viên không tốn quá nhiều chi phí như chúng ta ví dụ ở trên, nhưng hãy cân nhắc thêm, cứ 3 nhân viên mới làm việc không hiệu quả, doanh nghiệp vẫn phải trả lương và tiếp tục tìm kiếm đến ứng viên thứ 4.
Chi phí đào tạo và tuyển dụng của nhân viên mới cao hơn nhiều so với những gì cần thiết để đào tạo một nhân viên hiện tại, chưa kể họ sẽ mất thêm thời gian để làm quen với môi trường mới.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Right management cũng xác nhận điều này. Bởi gần 70% tổ chức nói rằng việc luân chuyển nhân viên có tác động tiêu cực đến tài chính của doanh nghiệp. Chi phí phát sinh chủ yếu đến từ việc tuyển dụng, thuê mới cũng như đào tạo nhân viên thay thế,… cho đến tổ chức đó có thể tìm được người phù hợp với vị trí ấy.
3. Nhân viên làm việc thông minh hơn
Một công ty chỉ thành công khi họ có những nhân sự giỏi và biết việc. Khi người lao động làm việc kém hiệu quả, điều này ảnh hưởng không tốt đến năng suất và hiệu quả hoạt động của phòng ban, doanh nghiệp.
Một nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp ưu tiên phát triển đào tạo, có mức doanh thu trung bình hàng năm là 169.000 đô la/nhân viên. Ngược lại, doanh thu đó chỉ là 82.800 đô la/nhân viên, tức là chưa bằng 1 nửa.
Theo Tạp chí Nhân sự Mỹ, các công ty đầu tư trung bình 1.500 đô la/nhân viên cho việc đào tạo có thể nhận được lợi nhuận trung bình nhiều hơn 24% so với các công ty đầu tư ít hơn.
Ngoài ra, một nghiên cứu của ASTD (Hiệp hội đào tạo và phát triển Mỹ) trên 2.500 doanh nghiệp cho thấy, các công ty triển khai đào tạo thường xuyên có thu nhập/nhân viên cao hơn gấp 2 lần so với các công ty ít triển khai.
Như vậy, một chương trình đào tạo phù hợp sẽ giúp nhân viên của bạn làm việc khoa học hơn, tốc độ thực hiện cũng nhanh hơn. Từ đó, doanh thu tạo ra cho doanh nghiệp cũng tăng theo.
4. Đào tạo hiệu quả tương đương với tăng năng suất
Việc triển khai đào tạo ngày nay đã không còn là cử tất cả các quản lý đi dự hội nghị cuối tuần hay ép nhân viên học một bài giảng dài 8 tiếng ở một trung tâm nào đó. Mà nó cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của nhân viên và doanh nghiệp.
Cũng vì thế, các khoá học e-learning ra đời. Một khoá đào tạo 8 giờ duy nhất có thể được cô đọng thành khoá học e-learning 3 giờ. Trong đó, người học có thể truy cập theo thời gian và nhu cầu của riêng họ.
Đọc thêm: Lợi ích của triển khai đào tạo e-learning với doanh nghiệp
Năng suất được tăng lên vì đào tạo hiệu quả làm cho nhân viên cảm thấy có giá trị và được trao quyền. Điều này thúc đẩy lòng trung thành và sự gắn bó với công ty cung cấp đào tạo đó.
Một nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Chất lượng giáo dục của lực lượng lao động (EQW) ủng hộ điều này với phát hiện rằng sự gia tăng 10% trong phát triển đào tạo tạo ra mức tăng 8,6% trong năng suất.
Trên đây là 4 lợi ích mà đào tạo nhân sự mang lại cho doanh nghiệp, cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao công tác đào tạo nhân sự ngày càng được coi trọng như thế. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo về sản phẩm mà còn rộng hơn, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả một khoản ngân sách lớn để đào tạo về kỹ năng, kiến thức cho nhân sự của mình. Nhưng điều này không có nghĩa, cứ tổ chức đào tạo, tất cả nhân viên của bạn sẽ hưởng ứng. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào nội dung và hình thức đào tạo. Đó là lúc, doanh nghiệp của bạn sẽ phải nghiên cứu lâu hơn và kỹ hơn nếu muốn triển khai thực tế.
Tại VietED, chúng tôi cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp và tư vấn mô hình đào tạo phù hợp nếu bạn vẫn còn đắn đo. Đăng ký và trải nghiệm ngay tại đây, VietED luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Top 9 sai lầm cần tránh khi thiết kế bài giảng e-learning trong doanh nghiệp
Hiện nay, việc học e-learning đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người người, nhà nhà đã bắt đầu quen dần với khái niệm học e-learning. Nhưng để thiết kế một bài giảng e-learning chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt trong khối doanh nghiệp.
Trong bài viết này, VietED sẽ chỉ điểm top 9 sai lầm dễ gặp phải nhất khi thiết kế bài giảng e-learning. Nếu bạn cũng đang được giao trọng trách xây dựng bài giảng e-learning cho công ty của mình, đừng bỏ qua nhé!
1. Không phân tích người học
Cũng giống như việc viết sách, cần xác định ai là người đọc thì triển khai đào tạo e-learning tại doanh nghiệp, bạn cũng cần phải phân tích ai là đối tượng học và nhu cầu của họ là gì. Cụ thể, bạn nên tự vạch ra các câu hỏi như:
– Đối tượng tham gia học của bạn là nhân viên, quản lý cấp trung hay lãnh đạo cấp cao?
– Họ có nắm được hết các thuật ngữ chuyên ngành mà bạn sử dụng không?
– Nội dung học của bạn có giải quyết được hết nhu cầu của người học không?
– Họ muốn học theo cách nào? Học tập trung hay học trực tuyến?
…
Để triển khai đào tạo thành công, hãy phân tích đối tượng tham gia học. Từ đó, điều chỉnh linh hoạt chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu của họ.
Xem thêm: 5 kỹ thuật đơn giản giúp doanh nghiệp nhận diện nhu cầu đào tạo của nhân viên
2. Thiếu mục tiêu học
Thông thường, các khoá học được xây dựng phải đáp ứng khá nhiều mục tiêu như:
– Mở rộng kiến thức
– Cải thiện kỹ năng
– Thúc đẩy hiệu suất
…
Nếu khoá đào tạo của bạn không đáp ứng được một trong những mục tiêu trên, việc đào tạo coi như không hiệu quả. Vì vậy, hãy xem bối cảnh diễn ra đào tạo, doanh nghiệp và người học của bạn muốn gì sau khoá đào tạo. Từ đó, sửa lại nội dung, cấu trúc khoá học để đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
3. Hãy thiết kế bài giảng dành cho số đông
Mặc dù bạn có thể là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, nhưng hãy nhớ rằng, những người tham gia đào tạo thì lại chưa có khả năng ấy. Đó chính là lí do vì sao họ có mặt ở đây để nghe bạn nói, học kiến thức bạn truyền đạt. Như đã nói ngay từ mục 1, hãy phân tích đối tượng tham gia học, lưu ý đến trình độ kiến thức và cách học của họ.
Mọi người tiếp thu thông tin theo nhiều cách khác nhau, vì vậy, đừng chỉ chăm chăm vào việc thiết kế khoá học theo sở thích của bạn.
Xem thêm: Các nội dung thường được doanh nghiệp dùng để triển khai đào tạo nhân sự
4. Đừng quá nặng nề vào lý thuyết, câu chữ
Không ai muốn phải ngồi hàng giờ để nhồi vào đầu một mớ lý thuyết cùng những slide đầy ắp chữ. Việc đưa quá nhiều chữ hay lý thuyết vào khoá học sẽ chỉ khiến người học cảm thấy khó chịu và quá tải. Thay vào đó, hãy tập trung vào thông tin có liên quan và truyền tải nó một cách ngắn gọn. Dù ở lứa tuổi nào, việc tiếp nhận âm thanh, hình ảnh cũng dễ dàng hơn những dãy chữ dài lê thê. Sử dụng nhiều hình ảnh, ảnh động hay video để thể hiện nội dung là cách cực hay để bài giảng e-learning của bạn trở nên cuốn hút hơn.
Xem thêm: 10 ý tưởng để tạo nên 1 bài giảng e-learning cuốn hút
5. Lồng ghép câu đố, câu hỏi trong khoá học
Mục tiêu của việc đào tạo là làm cho bài học trở nên thú vị và có tính thử thách người học. Điều này không chỉ đúng với giáo dục trong khối trường tiểu học, trung học, mà nó còn đúng với việc đào tạo trong doanh nghiệp.
Đặc biệt với việc triển khai đào tạo trực tuyến, việc linh hoạt đưa các câu hỏi, câu đố vào bài học có khá nhiều tác dụng mà có thể bạn cũng chưa biết hết:
– Điểm danh học viên trong quá trình học
– Khuyến khích học viên chú ý đến nội dung học
– Tránh buồn ngủ trong quá trình học
– Tạo động lực học, vượt qua các mốc câu hỏi, hoàn thành bài học
…
Vì vậy, đừng quên lồng ghép các câu hỏi, bài kiểm tra, câu đố trong quá trình học. Tác dụng của chúng mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
6. Không có ví dụ minh hoạ, các tình huống thực tế
Nội dung bài giảng e-learning dù hay đến mấy nhưng không sát với thực tế thì hiệu quả cũng bằng không. Mọi kiến thức dù hay ho cỡ nào, nhưng người tham gia đào tạo không sử dụng được trong môi trường làm việc cũng trở nên vô nghĩa. Bởi điều họ muốn khi tham gia khoá đào tạo của bạn là cải thiện được những kiến thức, kỹ năng mà trước đây họ chưa có, hoặc chưa bài bản. Họ cần biết trong tình huống thực tế, họ sẽ phải cư xử như nào, xử sự ra sao để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên.
Vì vậy, nếu khoá học của bạn còn đang thiếu các ví dụ minh hoạ hay các tình huống thực tế, hãy bổ sung kịp thời. Người học sẽ thấy kiến thức mà bạn truyền tải liên quan thế nào tới công việc của họ. Từ đó, họ sẽ vận dụng tốt hơn nếu xảy ra ngoài đời thực.
7. Nội dung hoặc tài liệu lỗi thời
Một trong những sai lầm lớn nhất khi xây dựng nội dung đào tạo đó là sử dụng kiến thức đã lỗi thời, không còn giá trị trong thời điểm đào tạo. Đặc biệt, khi triển khai đào tạo trực tuyến với quy mô nhân sự lớn, chỉ một số liệu hết date, một đường link bị lỗi, bạn sẽ khiến cơ số người học hoang mang và phản hồi tiêu cực.
Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra định kỳ nội dung học của bạn để đảm bảo mọi số liệu là đáng tin cậy, mọi đường link, hình ảnh vẫn còn hoạt động tốt. Thường xuyên cập nhật các nội dung hay mô-đun khoá học để bắt kịp với các xu hướng đào tạo chuyên ngành.
8. Không có các mô-đun đánh giá hiệu quả
Bạn sẽ không thể biết liệu khoá đào tạo trực tuyến của bạn có thành công hay không nếu không có các bài kiểm tra, đánh giá hiệu quả đào tạo.
Có rất nhiều cách để bạn xem mức độ hiệu quả bằng cách cho người học làm bài kiểm tra, khảo sát hay các câu đố cuối mỗi mô-đun đào tạo. Việc tổng hợp kết quả sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng đào tạo và cải thiện, sửa đổi chiến lược đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm: Mô hình chuẩn đánh giá hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
9. Thiếu sự chuẩn bị chu đáo
Sẽ không có gì chán hơn việc khi mọi người hứng khởi tham gia học thì bị ngắt quãng bởi video không chạy hay máy chiếu không hoạt động. Và khi bạn là người đi làm, thời gian của bạn và cả những người học đều quý giá như nhau.
Vì vậy, hãy đảm bảo nội dung bạn truyền tải bám sát lịch trình. Nếu bạn đang tham gia buổi học trực tiếp, đừng quên kiểm tra các thiết bị máy chiếu, màn hình, loa mic phát biểu. Nếu là buổi học trực tuyến, hãy đảm bảo học viên có thể dễ dàng truy cập bài học, được cung cấp đủ tài liệu phục vụ buổi học.
Tóm lại, không có chương trình đào tạo nào ngay từ đầu đã là hoàn hảo. Luôn có những sai lầm hay sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Chỉ có điều, bạn có nhận ra kịp thời để sửa chữa và cải thiện hay không. Trong bài viết này, VietED “điểm danh” 9 sai lầm thường gặp phải khi thiết kế bài giảng e-learning trong doanh nghiệp. Hi vọng, bài viết sẽ giúp ích phần nào nếu bạn cũng đang được giao trọng trách thiết kế bài giảng e-learning cho công ty của mình.
5 kỹ thuật đơn giản giúp doanh nghiệp nhận diện nhu cầu đào tạo của nhân viên
Ngày nay, khả năng được đáp ứng nhu cầu đào tạo đang là một trong những tiêu chí để nhân viên lựa chọn gắn bó với công việc. Kể cả là quản lý, bạn vẫn luôn cần được học hỏi và đào tạo thêm các kiến thức, kỹ năng về nghề để có thể làm tốt công tác của mình. Điều này càng đúng hơn với nhân sự của bạn – những người trực tiếp thực hiện công việc, tiếp xúc gần nhất với sản phẩm và khách hàng,…
Nhưng mỗi nhân viên đều có năng lực, kỹ năng và thái độ khác nhau với công việc. Vì vậy, đào tạo nhân viên theo số đông chắc chắn sẽ không có hiệu quả, trừ khi bạn đang có ý định đào tạo nội quy hay các chính sách của doanh nghiệp.
Đọc thêm các nội dung đào tạo doanh nghiệp thường triển khai
Vậy làm sao biết được nhân sự của bạn cần đào tạo nội dung gì? Câu hỏi có vẻ khó nhưng thực tế, bạn có thể thực hiện hết sức dễ dàng thông qua 5 kỹ thuật phổ biến dưới đây.
1. Nhận diện được nhu cầu đào tạo nhờ sử dụng bảng khảo sát, bảng câu hỏi
Sử dụng khảo sát hay bảng câu hỏi là công cụ tiêu chuẩn có thể giúp bạn đánh giá vô vàn nội dung khác nhau. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi về kiến thức và kỹ năng,.. mà nhân viên của bạn muốn được đào tạo thêm.
Bảng câu hỏi nên có sự kết hợp linh động giữa các hình thức trả lời. Câu hỏi và mục trả lời khuyến khích càng chi tiết càng tốt để đưa ra đánh giá chính xác.
Ngoài nhân viên tham gia trả lời, bạn có thể khảo sát cả nhóm quản lý và khách hàng để có được kết quả toàn diện nhất.
2. Bài kiểm tra tâm lý
Các bài kiểm tra tâm lý có thể đánh giá các đặc điểm và tính cách của nhân viên. Kết quả sau lần kiểm tra này sẽ giúp bạn đưa ra những biện pháp tốt hơn để đào tạo nhân viên của mình.
3. Phỏng vấn nhóm tập trung với quản lý nhóm hoặc Giám đốc
Trong các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung, các quản lý sẽ cho bạn biết sự thay đổi về kỹ năng, năng lực của các thành viên trong nhóm. Trong khi đó, nhóm lãnh đạo sẽ cho bạn biết về nhiệm vụ của các phòng ban và mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ đó, bạn có thể rút ra được những thông tin khá hay ho để việc đào tạo đáp ứng kỳ vọng của nhóm cấp trên.
4. Quan sát kết hợp điều tra
Quan sát nhân viên trong quá trình làm việc, khi họ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau hoặc trong các buổi đào tạo là một cách tốt để nhận biết hành vi và kỹ năng của họ cũng như những vấn đề họ đang gặp phải. Tuy nhiên, đôi khi, việc quan sát và đưa ra kết luận từ phía cá nhân bạn lại có thể trở thành phiến diện và không đúng với một người được đánh giá.
Ví dụ: bạn cảm thấy cuộc gọi điện của nhân viên A tới khách hàng B chưa hợp lý, vì giọng điệu, nội dung truyền đạt hay cách thức diễn giải chưa trôi chảy… Bạn cho rằng nhân viên A cần học thêm kỹ năng gọi điện cho khách hàng. Nhưng có thể, việc bạn ngồi bên cạnh quan sát khiến nhân viên A cảm thấy áp lực và bị lúng túng với công việc quen thuộc của mình.
Bởi vậy, để tránh những kết luận phiến diện, bạn nên trò chuyện trực tiếp với nhân viên mà bạn đã quan sát và nghe lý do tại sao hiệu suất của họ lại như vậy. Chắc chắn cuộc nói chuyện giữa 2 người sẽ giúp họ dễ dàng thoả mãn với kết quả hơn.
5. Nhận biết nhu cầu đào tạo từ chỉ số công việc
Bạn có thể đánh giá và phân tích hiệu suất của nhân viên theo thời gian so với KPI đã đặt ra. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhìn ra được nhân viên của bạn đang làm việc như thế nào và họ cần đào tạo thêm gì để đáp ứng KPI. Sau đó, việc bạn cần làm là sắp xếp thứ tự ưu tiên đào tạo các nhóm kỹ năng để đáp ứng với mục tiêu của phòng ban và doanh nghiệp.
Ví dụ, bạn thấy nhân viên thuộc đội Support thiếu kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Nhưng trong thời điểm này, công ty đang phát triển nóng, lượng khách hàng tăng lên “chóng mặt”. Cả công ty đang quan tâm đến chất lượng chăm sóc khách hàng của team Support. Vì vậy, kỹ năng cần được ưu tiên đào tạo là “Kỹ năng chăm sóc khách hàng”. Các kỹ năng còn lại có thể sắp xếp trong thời gian sau.
Trên đây là 5 kỹ thuật cực đơn giản nhưng hiệu quả cao nếu doanh nghiệp vẫn đang lúng túng chưa biết nên đào tạo nội dung gì cho nhân sự. Hi vọng, với những kỹ thuật này, doanh nghiệp có thể nhận diện chính xác những nhu cầu đào tạo, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự.
Để nâng cao hiệu quả đào tạo cho nhân sự, đăng ký trải nghiệm ngay nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến LotusLMS cho doanh nghiệp của bạn tại đây