Phải thừa nhận, việc bạn quyết định triển khai hệ thống LMS cho doanh nghiệp của mình là một quyết định tuyệt vời. Điều này chứng tỏ, bạn đã chú trọng hơn đến việc đào tạo nội bộ doanh nghiệp theo hướng trực tuyến bắt kịp với xu hướng thời đại – bạn quan tâm đến đào tạo, đến L&D trong doanh nghiệp và đào tạo trực tuyến.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng 1 hệ thống LMS, không ghi lại bất kỳ chỉ số, số liệu, thống kê, đo lường nào về việc học của nhân sự, hẳn bạn sẽ không bao giờ biết được liệu chiến lược đào tạo của bạn có đang đi đúng hướng? Nhân viên của bạn có tiến bộ sau khoá đào tạo này? Số tiền đầu tư của bạn đã thực sự hiệu quả?
Đó chính là lí do vì sao chức năng Báo cáo hệ thống LMS ra đời, cho phép bạn có được cái nhìn tổng quan việc vận hành đào tạo trong doanh nghiệp, có thêm dữ liệu về đào tạo để có thể phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm chưa hiệu quả với chiến lược đào tạo của mình. Sau đây, VietED liệt kê lý do vì sao chức năng Báo cáo lại quan trọng như vậy!
1. Báo cáo hệ thống LMS giúp theo dõi sự tiến bộ của người học
Khác với phương pháp học truyền thống, người học sẽ đến chung 1 lớp học, khi học trên hệ thống LMS, người học sẽ tự học một mình, tương tác chủ yếu với bài học trên máy tính, điện thoại.
Hệ thống LMS sẽ cho phép bạn biết chính xác tất cả các thành viên tham gia học hiện đang học đến phần nào và họ còn bao nhiêu nội dung kiến thức phải hoàn thành. Đồng nghĩa với việc, nếu người học của bạn không thể hoàn thành khoá học, bạn có thể trò chuyện để hỏi về những vấn đề mà người học gặp phải và giúp đỡ họ.
Trong trường hợp bạn muốn giới hạn thời gian hoàn thành khoá học, bạn có thể xem được ai đã thực sự hoàn thành khoá học. Sau đó, gửi thông báo/cảnh báo cho những người còn đang học dang dở để sớm kết thúc khoá học.
2. Theo dõi điểm số qua báo cáo hệ thống LMS
Điểm số của người học trong các khoá học e-learning là rất quan trọng. Điểm cao có nghĩa người học -các nhân viên của bạn đều hiểu những gì bạn muốn truyền đạt, đi đúng lộ trình mà bạn xây dựng. Nhưng nếu điểm thấp, vấn đề có thể xuất phát từ chính nhân viên của bạn hoặc từ chính khoá học của bạn.
Phát hiện ra được điều này sẽ giúp bạn có cơ hội xem xét lại nội dung mình đã xây dựng, và cải thiện lại để phù hợp hơn với người học cũng như lộ trình đào tạo của bạn.
3. Đo lường hiệu quả đào tạo
Từ việc xem xét số liệu có bao nhiêu người tham gia khoá học, bạn có thể có được những thông tin khá hay ho:
- Khoá học được học nhiều nhất
Trong một danh sách khoá học trên hệ thống LMS, trừ những bài học bắt buộc, với những khoá học tự chọn, bạn có thể dễ dàng xem được khoá học nào được mọi người đón nhận, tham gia học nhiều nhất. Từ đó, bạn có thể biết được nhu cầu đào tạo của nhân viên, tập trung cải thiện, cập nhật nội dung.
- Khoá học nào người học ít quan tâm
Bên cạnh những khoá học được quan tâm nhiều nhất, vẫn luôn tồn tại những khoá học không ai muốn học. Và chắc hẳn, bạn cũng không muốn lãng phí nhiều thời gian, tiền bạc để cập nhật nội dung cho khoá học e-learning mà ít người muốn học. Vì vậy, đây sẽ là cơ sở để bạn có thể loại bỏ chúng ra khỏi danh mục khoá học của mình hoàn toàn, không nhất thiết lưu trữ trên hệ thống.
- Các khoá học được hoàn thành
Không phải tất cả khoá học có nhiều người học cũng có nhiều người hoàn thành được tất cả các bài học trong đó. Và đây chính là lúc bạn phải vào cuộc để xem lí do vì sao nhân sự của bạn không hoàn thành khoá học. Có thể lí do là bận công việc nên không hoàn thành, nhưng khi 1 nội dung bị quá nhiều người học bỏ qua, điều này chứng tỏ nội dung mà bạn đang xây dựng quá khó hiểu, hoặc gây khó khăn cho người học. Từ đó bạn có thể xem xét lại nội dung học và khắc phục kịp thời để phù hợp với nhu cầu của số đông người học.
Tham khảo Doanh nghiệp làm gì để đánh giá hiệu quả khóa học E-learning?
Bài viết có sử dụng nội dung từ ElearningIndustry.com