Xây dựng bài giảng điện tử đang dần trở thành một xu hướng tất yếu trong đào tạo, đặc biệt với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Từ đó, thiết kế bài giảng E-learning cũng trở thành kỹ năng cần thiết mà mỗi giảng viên, giáo viên phải tự trang bị cho mình.
Trong bài viết này, VietED xin giới thiệu quy trình 6 bước giúp bạn dễ dàng tạo bài giảng E-learning đặc sắc, có thể đi vào triển khai ngay lập tức.
#1. Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học
Trước khi bắt tay vào việc làm một bài giảng E-learning, bạn phải xác định được các nội dung sau:
– Mục tiêu bài học này là gì?
– Học viên sẽ học được gì sau khoá học?
Người thực hiện cần đọc kĩ tài liệu giảng dạy, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó, xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng. Đó chính là mục tiêu của bài giảng.
Những nội dung đưa vào bài giảng được chọn lọc từ các tài liệu (thiết kế, tài liệu vận hành, tài liệu nhà chế tạo, …), được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao.
#2. Xây dựng thư viện tư liệu phục vụ bài giảng
Thư viện này được hiểu là các tài liệu bạn có thể sử dụng để cho vài bài học hoặc làm tài liệu tham khảo. Bạn có thể tìm thấy các nội dung này ở:
– Mẩu ghi chú
– Tài liệu đào tạo bản cứng, bản mềm bạn đang có
– Các thông tin bạn tìm hiểu thêm trên Internet
Nghĩ trước về những nội dung bạn sẽ truyền đạt và tìm kiếm tư liệu ở những kênh bạn tin tưởng. Sau khi tổng hợp, việc sắp xếp khoa học sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
#3. Xây dựng kịch bản bài giảng
Kịch bản bài giảng cần thực hiện chi tiết và cần phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm cũng như đảm bảo mục tiêu bài học (cả về kiến thức và kỹ năng).
Thực hiện đủ bước trong các nhiệm vụ dạy học:
– Xây dựng trình tự giảng dạy từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
– Thêm thắt các nội dung tạo tương tác giữa người dạy và người học
– Bố trí các câu hỏi vui, câu hỏi kiểm tra.
Trả lời được các câu hỏi trên và viết ra giấy, đó chính là kịch bản của một bài giảng e-learning.
#4. Lựa chọn công cụ tạo bài giảng E-learning
Có rất nhiều phần mềm có thể giúp bạn tạo bài giảng E-learning như Adobe Presenter, Lecture Marker, iSpring,…Tuy nhiên, Adobe Presenter được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì nó có khả năng tích hợp với Powerpoint, tạo ra tính thân thiện và gần gũi đối với người dạy.
Ngoài ra, để tạo nên một bài giảng hay, ngoài các kiến thức sách vở, bạn cần phải hình dung ra được bạn sẽ truyền đạt theo hình thức nào, theo hình ảnh, âm thanh hay kết hợp các phương tiện với nhau.
Lúc này, đừng ngại ngần sử dụng thêm các hình ảnh, ảnh động, video minh hoạ,… để bài giảng của bạn trở nên sống động và thu hút.
#5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm
Ở giai đoạn này, các công việc cần phải thực hiện bao gồm: chạy thử chương trình, kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng. Sau đó, đóng gói bài giảng theo định dạng phù hợp với mục đích yêu cầu. Kết thúc bước này, ta đã có sản phẩm bài giảng trực tuyến.
#6. Đưa bài giảng e-learning vào triển khai
Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng, bạn có thể xuất bản các khóa học lên phần mềm e-learning của doanh nghiệp hay mạng xã hội …
Ở quá trình này, bạn cũng cần lắng nghe những đánh giá của mọi người để rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài giảng e-learning cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người học.
Nhìn chung, e-learning đang trở thành xu thế ở Việt Nam và trên thế giới. Đầu tư vào e-learning cũng có nghĩa, bạn và doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc và đầu tư bài bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nội bộ.
Tuy nhiên, với những bài giảng phức tạp, cần nâng cao trải nghiệm của người học, bạn có thể có thêm lựa chọn sản xuất bài giảng e-learning bằng cách thuê các đơn vị số hoá nội dung như VietED. Với gần 10 năm kinh nghiệm, dịch vụ số hoá nội dung LotusDigital được nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…tin dùng.
Đăng ký ngay tại đây để có cơ hội trải nghiệm Dịch vụ số hoá thiết kế riêng cho doanh nghiệp của bạn.