Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên là quá trình xem xét mức độ hoàn thành các công việc được giao trong một khoảng thời gian nhất định. Một bản đánh giá rõ ràng giúp người quản lý nhận định được những nhân viên có hiệu suất làm việc tốt và chưa tốt, từ đó có những quyết định khen thưởng, thăng tiến hoặc đào tạo thêm để phù hợp với vị trí công việc hiện tại.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu làm việc của nhân viên với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Là người đứng đầu, các quản lý cần chọn ra phương pháp hiệu quả nhất để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của từng tổ chức. Trong bài viết này, VietED xin giới thiệu đến bạn 5 phương pháp đánh giá hiệu suất của nhân viên được phần lớn doanh nghiệp trên thế giới triển khai.
1. Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên bằng phương pháp xếp hạng theo danh mục
Phương pháp này còn được biết đến với tên tiếng Anh là Weighted Checklist Methods. Phòng nhân sự sẽ phối hợp với các quản lý để tạo ra một danh mục gồm các tiêu chí đánh giá ở từng vị trí.
Ví dụ:
– Tôn trọng lãnh đạo: Có/Không
– Hoàn thành công việc được phân công: Có/Không
– Thường xuyên trễ deadline: Có/Không
- Ưu điểm: Dễ đánh giá
- Nhược điểm: Phương pháp này khó tổng hợp. Chỉ có thể phân tích hiệu suất của nhân viên ở mức chung chung.
2. Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên bằng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI)
Đánh giá theo KPI cũng là phương pháp sử dụng khá nhiều ở các doanh nghiệp Việt Nam. Phương pháp này buộc người đánh giá phải lượng hoá các chỉ tiêu đo lường thành các con số dựa trên tiêu chí SMART – cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn. Tuỳ vào chức năng, nhiệm vụ, mỗi phòng ban sẽ có những KPIs khác nhau.
- Ưu điểm: Các chỉ số KPIs thể hiện được rõ chức năng, nhiệm vụ của 1 bộ phận.
- Nhược điểm:
– KPIs phải bám sát tiêu chí SMART, nếu có 1 chi tiết không cụ thể sẽ khiến nhân viên không thể hoàn thành KPIs hoặc KPIs đặt ra không còn ý nghĩa.
– Khi sử dụng các tiêu chí KPIs làm mục tiêu thì phải thay đổi theo mục tiêu của tổ chức. KPIs không có hiệu quả cao nếu được sử dụng theo thời gian dài.
3. Đánh giá bằng phương pháp phân phối bắt buộc
Phương pháp này đánh giá nhân viên dựa trên tỷ lệ nhất định cho trước. Tỷ lệ này sẽ được quyết định bởi phòng nhân sự cùng các cấp lãnh đạo.
Ví dụ: Phòng Kinh doanh sẽ tự đánh giá để đưa ra được: 10% nhân viên xuất sắc, 70% nhân viên trung bình và 20% nhân viên yếu. Các nhân viên xuất sắc được tăng lương, thưởng. Các nhân viên thuộc top yếu có thể sẽ giữ nguyên lương, xem xét chuyển đổi công việc hoặc nghỉ việc.
- Ưu điểm:
– Tạo động lực làm việc cho những nhân viên top đầu do được khen thưởng kịp thời.
– Triển khai chương trình đào tạo cho những nhân viên xếp hạng yếu.
- Nhược điểm:
– Người quản lý phải nắm chính xác được năng lực của nhân viên
– Có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhóm nhân viên thuộc Top yếu.
– Tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của nhóm nhân viên.
– Giảm tinh thần thần hợp tác, phối hợp làm việc nhóm giữa các nhân viên.
4. Đánh giá bằng phương pháp thang đánh giá
Sử dụng thang điểm xếp hạng đánh giá có lẽ được nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng nhất hiện nay khi đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Phương pháp này là một tập hợp các tiêu chí bao gồm hành vi, năng lực, kiến thức,… một nhân viên cần phải có. Sau đó, phòng nhân sự cùng đội ngũ lãnh đạo sẽ gán cho mỗi tiêu chí này một giá trị dựa trên thang điểm 5 hoặc 10. Kết quả đạt được là sự kết hợp giữa bản đánh giá của quản lý cấp trên với bản nhân viên tự đánh giá.
- Ưu điểm: Dễ dàng đánh giá.
- Nhược điểm: Trước khi tự đánh giá, nhân viên của bạn phải hiểu kỹ về trọng số, thang điểm đánh giá để có kết quả khách quan nhất, tránh trường hợp cho điểm không phù hợp với thực tế.
5. Đánh giá bằng phương pháp đánh giá 360 độ (360 feedback)
Ở phương pháp này, người đánh giá là cấp quản lý, đồng nghiệp, khách hàng và nhân viên tự đánh giá. Tên người đánh giá được giữ bí mật.
- Ưu điểm:
– Có cái nhìn khách quan từ nhiều đối tượng liên quan trực tiếp tới nhân viên được đánh giá.
– Hữu ích khi đánh giá kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và chăm sóc khách hàng.
- Nhược điểm:
– Đôi khi không chính xác do người đánh giá không đủ năng lực.
– Tiềm năng gây mâu thuẫn nội bộ.
Trên đây là 5 phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn buộc phải tự tìm ra phương pháp phù hợp nhất với văn hoá, mục tiêu của doanh nghiệp. Và dù đó là phương pháp nào, hãy đảm bảo, bạn đánh giá dựa trên chỉ số công tâm chứ không phải quan điểm cá nhân của bạn!
Để công tác đánh giá diễn ra trơn tru, VietED cung cấp công cụ LotusLMS giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo ra các bài kiểm tra năng lực trực tuyến, tích hợp 100% với hệ thống HRM. Rút ngắn thời gian đánh giá, báo cáo chi tiết rõ ràng là những ưu điểm của LotusLMS, được các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…tin dùng. Xem thêm thông tin về các tính năng khác của Lotus LMS tại: http://bit.ly/tính-năng-LotusLMS
Đăng ký trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày tại đây.